Như có nói từ trước, bài này chúng tôi sẽ hướng dẫn cách thiết lập 1 hệ thống giao dịch cho riêng bạn.

Có rất nhiều hệ thống giao dịch khác nhau phù hợp với từng người. Và thương sẽ không tốn quá nhiều thời gian để thiết lập 1 hệ thống nhưng bạn cần phải mất (ít nhất) 6 tháng để kiểm nghiệm hệ thống đó. Chính vì thế hãy kiên nhẫn; về lâu dài, một hệ thống giao dịch tốt có khả năng giúp bạn kiếm được nhiều tiền.

6 bước cần có để thiết lập 1 hệ thống giao dịch đơn giản nhưng hiệu quả

Bước 1: Time Frame (Khung thời gian)

Điều đầu tiên bạn cần phải xác định bạn thích giao dịch theo hệ thống nào. Là một nhà giao dịch hàng hay hay lướt sóng? Bạn ưa thích xem biểu đồ ngày, tuần, tháng hoặc thậm chí biểu đồ năm?

Trả lời câu hỏi đầu tiên này sẽ giúp bạn xác định khung thời gian giao dịch. Mặc dù vẫn phải xem xét nhiều khung thời gian, nhưng cũng cần xác định rõ khung thời gian nào sẽ được bạn sử dụng chủ yếu khi tìm kiếm tín hiệu giao dịch.

Bước 2: Tìm các chỉ báo xác định xu hướng.

Vì một trong những mục tiêu của bất cứ nhà giao dịch nào là phải xác định xu hướng càng sớm càng tốt. Và chỉ báo sẽ chính là công cụ giúp bạn có thể thực hiện được điều này.

Đường trung bình động MA là một trong những chỉ báo phổ biến nhất mà các nhà giao dịch sử dụng để xác định xu hướng. Cụ thể, họ thường sử dụng hai đường trung bình di động (một chậm và một nhanh) và đợi cho đến khi đường MA nhanh nằm trên hoặc dưới MA chậm.

Đây cũng chính là hệ thống đường trung bình động bắt chéo (moving average crossovers) mà chúng ta đã học ở bài trước.

Ở dạng đơn giản nhất, đường trung bình động bắt chéo là cách nhanh nhất và dễ nhất để xác định xu hướng. Tất nhiên, có nhiều chỉ báo khác nhau để phát hiện xu hướng, nhưng đường trung bình động bắt chéo được xem là một trong những chỉ báo dễ sử dụng nhất.

Bước 3: Tìm các chỉ báo giúp XÁC ĐỊNH xu hướng.

Mục tiêu thứ hai chính là thiết lập 1 hệ thống có khả năng tránh các “đòn gió” của thị trường, không bị rơi vào các xu hướng giả mạo.

Để làm được vậy chúng ta có thể sử dụng các chỉ báo xác nhận xu hướng như MACD, Stochastic và RSI. Khi bạn trở đã dần quen thuộc với nhiều loại chỉ báo khác nhau, bạn sẽ tìm thấy chỉ báo nào thích hợp với bạn nhất cũng như kết hợp những chỉ báo đó vào hệ thống của bạn.

Bước 4: Xác định rủi ro

Khi phát triển hệ thống giao dịch ngoại hối của bạn, điều quan trọng nhất chính là xác định số tiền bạn sẵn sàng mất trên mỗi giao dịch.

Chẳng có ai thích nói về việc thua lỗ, nhưng trên thực tế, một nhà giao dịch chuyên nghiệp chính là những người luôn nghĩ tới khả năng anh ta mất bao nhiêu tiền TRƯỚC KHI nghĩ về việc anh ta sẽ thu được bao nhiêu.

Không ai giống ai nên số tiền bạn sẵn sàng mất sẽ khác với những người khác.

Bạn phải tự quyết định số tiền bạn có thể chấp nhận mất là bao nhiêu, và làm sao để chúng không quá rủi ro so với toàn bộ số vốn bạn có. Bạn sẽ học thêm về quản lý tiền trong bài học sau. Quản lý vốn đóng một vai trò sống còn giúp bạn có thể sống sót tại thị trường này.

Bước 5: Xác định mục điểm vào lệnh, điểm cắt lỗ, điểm chốt lời.

Điểm vào lệnh

Khi xác định rõ ràng số tiền bạn sẵn sàng mất cho một giao dịch, bước tiếp theo của bạn là tìm được điểm entry (điểm vào lệnh) đẹp cũng như điểm chốt lời để có được lợi nhuận cao nhất.

Một số người thích vào lệnh khi tất cả các chỉ số của họ khớp với nhau và cho tín hiệu tốt, ngay cả khi nến chưa đóng. Nhưng lại có những người thích đợi cho đến khi đóng nến.

Thực tế, đây là phong cách giao dịch của mỗi người và bạn phải tự tìm ra bạn muốn giao dịch theo dạng nào. Ví dụ, trong biểu đồ bên dưới, điểm vào lệnh của trader này chính là khi nến đóng bên dưới đường hỗ trợ.

Điểm thoát lệnh

Là điểm bạn sẽ dừng cuộc chơi, nghĩa là nếu giá đi theo đúng xu hướng bạn muốn, và đạt tới mốc X như bạn kỳ vọng, thì đây có thể là điểm để bạn thoát lệnh. Tất nhiên, để tính toàn được mục tiêu sẽ tùy thuộc mỗi người như nhiều nhà giao dịch chọn mức hỗ trợ và kháng cự nhưng có những người lại sử dụng công cụ Fibonacci để tìm điểm để họ thoát lệnh.

Nhiều người khác lại chọn theo cách rủi ro cố định có thể mất theo số pip cụ thể trên mỗi giao dịch.

Dù bạn chọn phương pháp nào, chỉ cần chắc chắn rằng bạn gắn bó với nó. Không bao giờ thoát sớm bất kể điều gì xảy ra. Hãy bám sát hệ thống giao dịch của bạn!

Bước 6: Viết ra các quy tắc hệ thống của bạn!

Viết quy tắc hệ thống giao dịch Đây là bước quan trọng nhất để tạo hệ thống giao dịch. Bạn PHẢI viết các quy tắc hệ thống giao dịch ra và LUÔN LUÔN tuân thủ đúng như những gì bạn viết.

Kỷ luật là một trong những đặc điểm quan trọng nhất mà một nhà giao dịch phải có, vì vậy bạn phải luôn luôn gắn bó với hệ thống đã chọn!

Sẽ không có hệ thống nào phù hợp với bạn nếu bạn không tuân thủ các quy tắc, vì vậy hãy nhớ phải kỷ luật tuân thủ đúng mọi lúc mọi nơi.

Cách kiểm tra hệ thống giao dịch Forex

Ghi lại nhật ký giao dịch và hãy thành thật với chính mình!

Ghi lại các lệnh thắng và thua mỗi ngày. Nếu bạn hài lòng với kết quả của mình thì bạn có thể chuyển sang giai đoạn thử nghiệm tiếp theo: giao dịch trên tài khoản demo.

Giao dịch hệ thống mới của bạn trực tiếp trên tài khoản demo trong ít nhất hai tháng.

Điều này sẽ cho bạn cảm giác về cách bạn có thể giao dịch hệ thống của mình khi thị trường biến động. Sau hai tháng giao dịch demo, nếu bạn thấy hệ thống của mình thực sự khả thi, thì bạn có thể chọn lựa giao dịch hệ thống này và thực hiện trên các tài khoản Live. Bài viết được dịch bởi kienthucforex.com từ nguồn babypips.com.

Bạn vừa đọc bài viết: 6 bước cần có để thiết lập 1 hệ thống giao dịch hiệu quả

Đừng quên ThíchChia sẻ bài viết này bạn nhé!

Các bài viết liên quan

Bình luận
Subscribe
Notify of
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments