Các loại sàn Forex: Dealing Desk và No Dealing Desk

Tin Nguyen 11/02/2019
Bảng xếp hạng các sàn forex uy tín được cấp phép. Xem ngay

Bước đầu tiên trong việc chọn một sàn forex là tìm những sự lựa chọn mà bạn mong muốn.

Bạn không bao giờ bước vào một nhà hàng và biết cần gọi những món gì ngay lập tức, đúng không nào?

Tất nhiên là không, trừ khi bạn là khách hàng thường xuyên ở đó, tất nhiên rồi. Còn nếu không, bạn phải xem qua menu của họ trước để biết họ có những món gì.

Có hai loại sàn chính trên thị trường ngoại hối:

  • Có bộ phận giao dịch trung gian (Dealing Desk – DD)
  • Không có bộ phận giao dịch trung gian (No Dealing Desk – NDD).

Các sàn Dealing Desk còn được gọi là các sàn làm thị trường (Market markers).

Sàn No Dealing Desk thì được chia thành những nhóm nhỏ:

  • Straight Through Processing (STP)
  • Electronic Communication Network + Straight Through Processing (ECN+STP).

Sàn Dealing Desk là gì?

Các sàn ngoại hối hoạt động qua hình thức Dealing Desk (DD) kiếm tiền thông qua spread và cung cấp thanh khoản cho khách hàng của họ. Còn được gọi là “những người tạo ra thị trường”

Các sàn Dealing Desk hoạt động theo đúng nghĩa đen là họ tạo ra một thị trường cho khách hàng của họ, có nghĩa là họ sẽ lấy phần còn lại trong một giao dịch của khách hàng.

Khi biết về hình thức môi giới này có thể bạn sẽ nghĩ rằng có mâu thuẫn về quyền lợi, nhưng thực sự thì không.

Các Market Maker cung cấp cả báo giá mua và bán, nghĩa là họ đang thực hiện cả lệnh mua và bán của khách hàng, họ rất thoải mái với bất kỳ quyết định giao dịch nào của một nhà giao dịch cá nhân.

Vì các market maker kiểm soát hết giá cả của các order được đặt, do đó cũng có rất ít rủi ro cho họ khi thiết lập các FIXED spread (sau này bạn sẽ hiểu tại sao điều này có lợi hơn rất nhiều).

Ngoài ra, các khách hàng của những sàn Dealing Desk sẽ không thấy được tỷ giá thực của thị trường liên ngân hàng. Nhưng cũng đừng lo sợ. Sự cạnh tranh giữa các sàn rất gay gắt, vì thế mà tỷ giá của các sàn cũng rất sát nhau, nếu không muốn nói là như nhau, và rất sát với lãi suất liên ngân hàng.

Giao dịch với một sàn Dealing Desk cơ bản hoạt động theo cách này:

Giả sử bạn đặt lệnh mua EUR / USD, mua 100.000 đơn vị với sàn Dealing Desk của bạn.

Để lấp đầy giao dịch, sàn trước tiên sẽ cố gắng tìm đơn đặt hàng phù hợp từ các khách hàng khác hoặc chuyển giao giao dịch cho nhà cung cấp thanh khoản của mình, tức là một tổ chức lớn dễ dàng mua hoặc bán tài sản tài chính.

Bằng cách này, họ sẽ được giảm thiểu rủi ro, khi họ kiếm được từ các spread mà không cần phải đụng chạm gì đến giao dịch của bạn.

Tuy nhiên, trong trường hợp không có lệnh khớp đối lập, họ sẽ phải đối lưu cho giao dịch của bạn.

Hãy lưu ý rằng các sàn ngoại hối khác nhau có các chính sách quản lý rủi ro khác nhau, vì vậy hãy kiểm tra và đảm bảo vấn đề này với sàn của riêng bạn.

Sàn No Dealing Desk là gì?

Như cái tên đã thể hiện, các sàn No Dealing Desk (NDD) sẽ KHÔNG chuyển các đơn đặt hàng của khách hàng họ thông qua một bộ phận giao dịch.

Điều này có nghĩa là họ không đứng về phía giao dịch của khách hàng mà họ chỉ đứng giữa liên kết hai bên với nhau.

NDD giống như những người xây dựng cầu nối: họ xây dựng một cây cầu trên một địa hình không thể vượt qua hoặc khó vượt qua để kết nối hai khu vực.

NDD có thể tính phí hoa hồng rất nhỏ cho giao dịch hoặc tạo lợi nhuận của họ bằng cách tăng chênh lệch một chút.

Sàn No Dealing Desk có thể là STP hoặc STP + ECN.

Sàn STP là gì?

Một số sàn cho rằng họ là những sàn ECN thực sự, nhưng trên thực tế, họ chỉ đơn thuần là một Straight Through Processing.

Các sàn ngoại hối có hệ thống STP sẽ kết nối các order của khách hàng trực tiếp đến các nhà cung cấp thanh khoản của họ, những người có quyền truy cập vào thị trường liên ngân hàng.

Sàn NDD STP thường có nhiều nhà cung cấp thanh khoản, với mỗi nhà cung cấp sẽ có trích dẫn giá bid và giá ask riêng.

Giả sử sàn NDD STP của bạn có ba nhà cung cấp thanh khoản khác nhau. Trong hệ thống của họ, họ sẽ thấy ba cặp trích dẫn giá bid và giá ask khác nhau.

Sau đó hệ thống của họ sẽ sắp xếp các giá bid và giá ask từ tốt nhất đến tệ nhất. Trong trường hợp này, mức giá tốt nhất ở phía giá bid là 1.3000 (bạn muốn bán cao) và mức giá tốt nhất ở phía ask là 1.3001 (bạn muốn mua thấp). Tỷ giá bid/ask hiện tại là 1.3000/1.3001.

Đây có phải là báo giá mà bạn sẽ thấy trên phần mềm của bạn?

Tất nhiên là không!

Sàn forex của bạn không phải là tổ chức từ thiện. Để bù cho các rủi ro và chi phí hoạt động của họ, sàn forex của bạn sẽ thay đổi giá một chút, bạn sẽ thấy báo giá trên phần mềm giao dịch của bạn sẽ là 1,2999/1,3002.

Bây giờ bạn sẽ thấy spread là 3 pip. Từ 1 pip spread đã trở thành 3 pip spread giành cho bạn.

Vì vậy, khi bạn quyết định mua 100.000 đơn vị EUR / USD ở mức 1.3002, đơn đặt hàng của bạn được gửi qua sàn của bạn và sau đó được chuyển đến Nhà cung cấp thanh khoản A hoặc B.

Nếu đơn đặt hàng của bạn được chấp nhận, Nhà cung cấp thanh khoản A hoặc B sẽ có một short position là 100.000 đơn vị EUR/USD ở mức giá 1.3001, và bạn sẽ có long position 100.000 đơn vị EUR / USD ở mức 1,3002. Người môi giới của bạn sẽ kiếm được 1 pip doanh thu.

Sự thay đổi báo giá bid/ask này cũng là lý do tại sao hầu hết các sàn loại STP có spread biến động. Nếu spread của các nhà cung cấp thanh khoản của họ mở rộng, họ không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc cũng mở rộng spread của họ.

Một số sàn STP có cung cấp spread cố định, nhưng hầu hết đều có spread BIẾN ĐỘNG.

Sàn ECN là gì?

Mặt khác, các sàn ngoại hối ECN cho phép các order của khách hàng tương tác với các order của những người tham gia khác trong ECN.

Những người tham gia có thể là ngân hàng, thương nhân bán lẻ, quỹ phòng hộ và thậm chí cả các sàn khác. Về bản chất, người tham gia giao dịch đối lưu với nhau bằng cách cung cấp giá bid và giá ask tốt nhất của họ.

ECN cũng cho phép khách hàng của họ thấy “Độ sâu của thị trường”.

Độ sâu của thị trường hiển thị các lệnh mua và bán của những người tham gia thị trường khác. Bởi vì bản chất của ECN, rất khó để đôn giá ăn lời, nên các sàn ECN thường bù lại bằng một ít HOA HỒNG.

Bài viết được dịch bởi kienthucforex.com từ nguồn babypips.com

Tin Nguyen
Bài trước
Bài tiếp

Nhiều người quan tâm

Đánh giá sàn FXPro mới nhất 2020
Top 6 các sàn forex uy tín nhất Việt Nam và thế giới 2020
Metatrader 5: Hướng dẫn sử dụng phần mềm MT5 chi tiết nhất
Đánh giá sàn XM mới nhất 2020
Hướng dẫn mở tài khoản forex đơn giản nhất 2020
Các mô hình nến đảo chiều MẠNH NHẤT cần biết trong forex

Comment của bạn

avatar
  Subscribe  
Notify of
Scroll Up