Hiện nay với nhiều cải tiến phát triển thì Forex có 3 loại biểu đồ được sử dụng phổ biến nhất, đó là:
- Line (Biểu đồ đường kẻ)
- Bar (Biểu đồ thanh)
- Candlestick (Biểu đồ nến Nhật)
Và sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu về đặc điểm của từng biểu đồ và cách đọc những biểu đồ này.
Biểu đồ đường kẻ (line chart)
Đây là loại biểu đồ cơ bản nhất trong các loại biểu đồ, nó chỉ hiển thị mỗi một giá đóng cửa, và một đường kẻ nối giá đóng cửa này đến giá đóng cửa tiếp đó.
Và khi nhìn vào 1 hàng những đường kẻ thì chúng ta sẽ thấy được xu hướng chuyển động giá ở khung thời gian hiện tại
Để dễ hình dung hơn thì đây là biểu đồ đường kẻ của cặp EUR/USD:
Biểu đồ thanh (bar chart)
Biểu đồ thanh thì phức tạp hơn một chút. Nó cho thấy giá mở cửa và đóng cửa, cũng như mức cao và thấp của giá trong khoảng thời gian đó
Phần dưới cùng của thanh cho biết giá thấp nhất trong khoảng thời gian đó, còn đỉnh của thanh là giá cao nhất đã đạt đến.
Từ đó, độ cao của một thanh sẽ hiển thị phạm vi giao dịch của cặp tiền tệ đó.
Đường gạch ngang ở bên trái của thanh là giá mở cửa và đường ngang bên phải là giá đóng cửa. Mở bên trái, đóng bên phải, theo hướng di chuyển của biểu đồ nên cũng rất dễ nhớ đúng không nào?
Dưới đây là một ví dụ về biểu đồ thanh của cặp tiền EUR / USD:
Có một điều cần lưu ý, trong suốt bài học của giáo trình này, bạn sẽ nghe nhắc đến từ “thanh” khi đề cập đến một dữ liệu giá trên biểu đồ.
Một thanh chỉ đơn giản là một phân đoạn thời gian, cho dù đó là một ngày, một tuần hoặc một giờ.
Khi bạn nhìn thấy từ ‘thanh’ trong tương lai, hãy nhìn vào khung thời gian mà nó đang tham chiếu. Bởi vì 1 thanh của khung thời gian này và khung thời gian khác là khác nhau (ví dụ: khi nói đến thanh của khung 1h, thì trong 1h đó bên khung giờ 1 phút đã có đến 60 thanh)
Biểu đồ thanh còn được gọi là biểu đồ “OHLC” (open-high-low-close), vì chúng hiển thị giá Mở cửa, giá Cao, giá Thấp và giá Đóng cửa cho loại tiền tệ cụ thể.
Dưới đây là ví dụ về giá trên 1 thanh:
Open: Đường ngang nhỏ bên trái là giá mở cửa.
High: Đỉnh của thanh là giá cao nhất của khoảng thời gian này.
Low: Đáy của thanh là mức giá thấp nhất trong khoảng thời gian.
Close: Đường ngang nhỏ bên phải là giá đóng cửa.
Biểu đồ nến
Biểu đồ hình nến hiển thị thông tin giá giống như biểu đồ thanh, nhưng ở hiển thị dạng thanh màu đẹp mắt và dễ nhìn hơn.
Các thanh nến vẫn cho biết phạm vi giao dịch dựa vào chiều cao của nến.
Tuy nhiên, trong biểu đồ hình nến, phần thân nến ở giữa (khối lớn hơn) cho biết phạm vi giữa giá mở cửa và giá đóng cửa.
Theo kiểu nến cổ điển, nếu phần thân nến được tô đầy hoặc tô màu (thường là đỏ), thì cặp tiền tệ có giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa.
Trong ví dụ sau, ‘tô đầy’ là nến có màu đen. Đối với các thân nến đen, thì phần đầu của thân nến là giá mở cửa và phần dưới cùng của thân nến là giá đóng cửa.
Nếu giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa, thì khối ở giữa sẽ “trắng” hoặc rỗng (không được lấp đầy).
hầu hết mọi người thường không thích sử dụng các thân nến màu đen và trắng cơ bản. Bởi vì chúng trông khá tối tăm tẻ nhạt. Thường đối với những người dành rất nhiều thời gian để xem biểu đồ thì họ sẽ cảm thấy dễ chịu và thú vị hơn khi theo dõi những cây nến có màu sắc tươi sáng. Cũng giống như một chiếc tivi màu xem thích thú hơn là xem tivi đen trắng.
Thường thì mọi người thay thế màu xanh lá cây thay vì màu trắng, và màu đỏ thay cho màu đen. Có nghĩa là nếu giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa, nến sẽ có màu xanh lá cây tượng trưng cho sự tăng giá.
Nếu giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa, nến sẽ có màu đỏ, và màu đỏ tượng trưng cho việc giảm giá.
Trong các bài học sau này, bạn sẽ thấy cách sử dụng nến xanh và đỏ sẽ cho phép bạn “đọc vị” mọi thứ trên thị trường nhanh hơn nhiều, chẳng hạn như xu hướng tăng / xu hướng giảm và các điểm có khả năng đảo ngược xu thế.
Từ bây giờ, các bạn hãy nhớ rằng, chúng tôi sẽ sử dụng chân nến màu đỏ và màu xanh lá cây thay vì màu đen và trắng trên biểu đồ nến trong sàn ngoại hối.
Và đây là những đặc điểm trên các chân nến (cột dọc nhỏ), hay còn gọi là râu nến.
Râu nến chỉ đơn giản hiển thị giá cao nhất trên đỉnh râu và giá thấp nhất dưới đáy râu, còn độ dài của râu nến phụ thuộc giá lên hoặc xuống bao xa sau đó trở về giá ổn định.
Dưới đây là một ví dụ về biểu đồ hình nến cho tỷ giá EUR / USD. Trông khá là đẹp phải không?
Mục đích chính xác của biểu đồ nến giống như là một công cụ hỗ trợ về mặt thị giác, vì biểu đồ nến cũng có đầy đủ thông tin như một biểu đồ thanh OHLC, nhưng ở dạng dễ nhìn tổng quát hơn.
Ưu điểm của biểu đồ hình nến là:
- Hình nến xem dễ hiểu hơn vì thế biểu đồ này rất thuận tiện cho người mới bắt đầu học hỏi cách phân tích biểu đồ ngoại hối.
- Hình nến cực kỳ dễ sử dụng! Vì mắt của bạn thích ứng gần như ngay lập tức với thông tin màu sắc. Thêm vào đó, nghiên cứu cho thấy rằng hình ảnh giúp việc học tập hiệu quả hơn, vì vậy nó có thể giúp đỡ trong việc học hỏi rút kinh nghiệm nhanh và nhớ lâu hơn khi giao dịch.
- Các mẫu hình nến và nến có những cái tên thú vị như “sao băng”,… giúp bạn nhớ tốt hơn ý nghĩa của những hình mẫu.
- Những cây nến rất hiệu quả trong việc xác định các điểm xoay chuyển thị trường – sự đảo chiều từ một xu hướng tăng lên đến một xu hướng giảm hoặc xu hướng giảm cho một xu hướng tăng… Bạn sẽ tìm hiểu thêm về điều này sau.
Bây giờ bạn đã biết tại sao biểu đồ nến rất tuyệt vời, có lẽ cũng nên tiết lộ cho các bạn biết rằng các nhà giao dịch forex trên khắp thế giới đều sử dụng biểu đồ nến nhiều nhất, có thể nói hầu như tất cả các ví dụ về biểu đồ ngoại hối trong giáo trình này đều sử dụng biểu đồ nến.
Bài viết được dịch bởi kienthucforex.com từ nguồn babypips.com
Bình luận