Chỉ số kênh hàng hóa (CCI) là gì?
Được phát triển bởi Donald Lambert vào năm 1980, chỉ báo kênh hàng hóa (CCI) là một bộ dao động dựa trên động lượng để xác định khi nào hàng hóa đạt tới tình trạng quá mua hoặc quá bán, cũng như dùng để phân tích xu hướng giá. Giúp trader xác định thời điểm tham gia hoặc thoát lệnh giao dịch 1 cách phù hợp.
Đặc điểm của chỉ báo hàng hóa CCI
Chỉ báo CCI được tạo ra để tìm xu hướng trên thị trường nhằm đưa ra các tín hiệu về xu hướng giảm giá hoặc tăng giá trong khoảng từ +100 đến -100.
Như vậy nếu giá đang chạy từ 0 đến +100 chính là tín hiệu cho biết xu hướng tăng đang tiếp diễn. Nếu giá chạy từ bằng 0 đến -100 có thể cho thấy xu hướng giảm đang tiếp diễn. Nếu giá chạy từ 100 trở lên, cho thấy giá đang ở mức quá mua. Nếu giá chạy dưới -100 trở xuống, cho thấy giá đang ở mức quá bán.
CCI là một chỉ báo không giới hạn có nghĩa là nó có thể tăng cao hơn hoặc thấp hơn các mức cài đặt thông thường như đối với cổ phiếu, CCI có thể có xu hướng quá mua, quá bán gần mức +200 và -150. Một mặt hàng khác có thể có xu hướng quá mua, quá bán gần +325 và -350. Vì lý do này, mức quá mua và quá bán thường được xác định cho từng tài sản riêng lẻ. Bằng cách xem xét các mức CCI cực đoan trong lịch sử nơi giá đảo ngược chứ không có mức cố định như chỉ báo khác.
Như có nói ở trên, CCI chủ yếu được sử dụng để phát hiện các xu hướng mới, theo dõi các mức quá mua và quá bán. Đồng thời, phát hiện điểm yếu trong các xu hướng khi chỉ báo phân kỳ. Tức là, khi giá và chỉ báo di chuyển ngược chiều nhau. Nếu giá đang tăng và CCI giảm, điều này có thể cho thấy sự yếu kém trong xu hướng. Các bạn cần lưu ý, khi có phân kỳ tạo ra, không phải lúc nào cũng dẫn đến xu hướng đảo ngược giá, nhưng ít nhất là dấu hiệu cảnh báo cho nhà giao dịch khả năng đảo chiều có khả năng xảy ra. Bằng cách này, nhà giao dịch có thể thắt chặt mức dừng lỗ hoặc giữ các giao dịch mới theo xu hướng giá.
Sự khác biệt giữa Chỉ báo kênh hàng hóa (CCI) và bộ dao động Stochastic
Cả hai chỉ số kỹ thuật này đều là bộ dao động đo động lượng, nhưng chúng được tính toán khá khác nhau. Nếu Stochastic bị ràng buộc từ 0 và 100, thì CCI lại không chịu bất cứ ràng buộc nào có thể mở rộng trên từng loại sản phẩm khác nhau. Do sự khác biệt về tính toán, chúng sẽ cung cấp các tín hiệu khác nhau, tại các thời điểm khác nhau đặc biệt là tại các mức quá mua và quá bán.
Cách thức giao dịch với chỉ báo CCI tìm điểm vào lệnh, cắt lỗ, chốt lời
Thông thường, các chỉ báo thường sẽ chậm trễ, nhưng CCI gần như không bị tụt hậu quá nhiều so với giá. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả giao dịch bạn có thể sử dụng chỉ báo CCI kết hợp với phân tích biểu đồ cùng 1 số công cụ hỗ trợ khác.
Thực tế, hệ thống giao dịch CCI không tìm kiếm tín hiệu quá mua hoặc quá bán nên khi bạn nhìn thấy giá chạy trên +100 CCI, điều đó thực sự cho thấy sức mạnh của thị trường đang nằm trong xu thế tăng giá.
Bạn hãy tham khảo các quy tắc sau để áp dụng chiến lược giao dịch với chỉ báo CCI bạn nhé:
Bước # 1: Chờ giá cho đến khi chỉ báo CCI vượt qua mức +100
Như cặp EURUSD bạn nhìn thấy chúng tôi lấy ví dụ bên trên, chỉ số CCI trên mức +100, điều đó cho thấy EUR / USD đã tăng mạnh hơn mức trung bình, rất tốt cho các cơ hội mua vào.
Khi CCI mới vượt lên trên mức +100, đó là tín hiệu cho thấy một xu hướng tăng sắp bắt đầu hoặc ít nhất là một đợt tăng sẽ xuất hiện, để bạn có thể kiếm thêm được lợi nhuận nếu biết tận dụng cơ hội.
Tuy nhiên, bạn không nên vào lệnh vội vàng, mà cần thêm 1 số điều kiện khác thỏa mãn thì mới tăng tỷ lệ thắng của bạn lên.
Bước # 2: Đợi xuất hiện 1 đợt backtest giảm giá, tuy nhiên mức giảm giá này phải giữ cho chỉ báo CCI nằm trên đường zero.
Tới bước thứ 2 này, khi bạn chờ có 1 đợt giảm giá là cách tiếp cận giao dịch theo hướng chắc chắn và chúng tôi khuyên bạn nên chờ 1 đợt backtest sau khi giá đã tăng, vượt quá mức +100.
Sở dĩ như vậy là vì chúng ta cần phải thấy rõ giá của cặp EURUSD này thực sự trong xu hướng tăng. Và khi xảy ra backtest giá giảm trước khi tăng trở lại, bạn cũng cần lưu ý 1 điểm nữa đó chính là chỉ báo CCI vẫn nằm ở trên đường zero. Nếu CCI vượt qua đường zero lao xuống dưới, thì 1 lệnh long không còn giá trị gì ở thời điểm hiện tại.
Bước # 3: Chỉ mua sau 3 tới 5 cây nến đã pullback hoặc bạn có thể mua ngay lập tức khi giá đóng cửa gần chạm tới đường zero của chỉ báo CCI.
Bước # 4: Đặt mức cắt lỗ dưới đáy đảo chiều (swing low) gần nhất
Cách đặt điểm cắt lỗ như vậy có thể giúp bạn giảm rủi ro. Tuy nhiên, nếu chỉ báo CCI vượt qua mức -100 sau khi bạn vào lệnh thì bạn có thể đóng giao dịch ngay lập tức nếu muốn. Vì như chúng tôi có nói trước đó, CCI buộc phải nằm trên đường zero sau khi pull back, tuy nhiên nếu chúng đi xuống dưới đường zero và đâm thẳng xuống dưới mức -100 thì việc đóng lệnh là cần thiết, ngay cả khi lệnh dừng lỗ của bạn vẫn chưa được kích hoạt.
Bước # 5: Điểm chốt lời khi CCI chạm 200 hoặc CCI giảm xuống dưới mức 0 zero.
Bạn có thể đóng lệnh, chốt lời khi CCI chạm mức +200. Tuy nhiên, không phải lúc nào thị trường sẽ cho chúng ta cơ hội giao dịch lớn như vậy, nên bạn cũng cần có thêm các phương án B hay một kế hoạch dự phòng khác.
Đó chính là bạn có thể đóng giao dịch ngay khi chỉ báo CCI trên mức 0, điều này cho thấy phe mua đã yếu, không đủ mạnh nữa nên việc đóng lệnh là điều cần thiết.
Hạn chế của việc sử dụng chỉ báo kênh hàng hóa (CCI)
Mặc dù thường được sử dụng để phát hiện các điều kiện quá mua và quá bán nhưng do CCI không bị ràng buộc theo 1 công thức nhất định như chỉ báo Stochastic nên các mức quá mua, quá bán này đôi khi sẽ mang đầy tính chủ quan và dựa chủ yếu vào kinh nghiệm của trader.
Dù không quá tụt hậu nhưng CCI vẫn có độ trễ nhất định, nên đôi khi cung cấp thông tin muôn hơn và giá đã bỏ xa so với những gì chỉ báo hiển thị. Do đó, chỉ báo được sử dụng tốt nhất khi kết hợp với hành vi giá và các hình thức phân tích kỹ thuật khác.
Bình luận