S&P 500 là một chỉ số trên thị trường chứng khoán Hoa Kỳ, đây là chỉ số chỉ xếp sau Dow Jones Index về tính đại diện cho thị trường cũng như mức độ quan tâm của nhà đầu tư. Tuy nhiên, gần đây, với một số điểm nổi bật và giải quyết được một vài hạn chế từ Dow Jones mà các trader trên thị trường đã dành sự ưu ái hơn đối với S&P 500 và cho rằng chỉ số này đại diện cho toàn thị trường chứng khoán Mỹ tốt hơn so với Dow Jones.

Vậy thì, trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu S&P 500 là gì, được tính như thế nào và cách đầu tư vào chỉ số này trên các thị trường tài chính.

Chỉ số S&P 500 là gì?

S&P 500 có tên đầy đủ là Standard & Poor’s 500 Stock Index, chỉ số này được ra mắt lần đầu tiên vào ngày 4/3/1957 bởi Standard & Poor’s, một công ty xếp hạng tín dụng uy tín và lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, đến năm 1966, tập đoàn McGraw-Hill Cos đã mua lại Standard & Poor’s và chính thức trở thành chủ sở hữu lớn nhất của chỉ số này.

S&P 500 được tính toán dựa vào giá trị vốn hóa thị trường của 500 công ty niêm yết công khai trên 2 sàn chứng khoán New York hoặc Nasdaq.

Tương tự như chỉ số Dow Jones, 500 công ty thành phần của S&P 500 được chọn ra bởi một Ủy ban bao gồm các nhà phân tích, nhà kinh tế của Standard & Poor’s. Ủy ban này sẽ xem xét và đánh giá các công ty thông qua một hệ thống tiêu chí. Trong đó, một vài tiêu chí cơ bản và bắt buộc các công ty thành phần phải đáp ứng, đó là:

  • Giá trị vốn hóa thị trường phải từ 4 tỷ đô la Mỹ trở lên.
  • Về tính thanh khoản, tỷ lệ đồng đô la được giao dịch trên vốn hóa thị trường được điều chỉnh thả nổi phải lớn hơn 1.
  • Công ty phải có trụ sở tại Mỹ (tiêu chí này đã không còn quan trọng kể từ năm 2013).
  • Trên 50% tổng số cổ phiếu của công ty phải được lưu hành trên thị trường, nghĩa là được nắm giữ bởi công chúng.
  • Các công ty này phải thuộc một trong các nhóm ngành như công nghiệp, công nghệ thông tin, năng lượng, y tế, sản phẩm tiêu dùng, dịch vụ truyền thông, bất động sản, tài chính…theo tiêu chuẩn phân loại ngành toàn cầu GISC. Trong đó, ngành công nghệ thông tin chiếm tỷ trọng cao nhất.
  • Về năng lực tài chính, công ty phải có kết quả báo cáo tài chính tốt trong thời kỳ gần nhất như quý gần nhất hay trong cả 4 quý gần nhất.
  • Ngoài ra còn một số tiêu chí khác như thời gian niêm yết, cổ phiếu niêm yết…

Danh sách này không cố định mà thường xuyên thay đổi, tuy nhiên, sẽ có một vài công ty lớn và nổi tiếng luôn luôn có mặt trong thành phần của chỉ số S&P 500, đó là Facebook, Microsoft, Apple, Amazon, Google, AT&T, Johnson & Johnson, General Electric…

Top 20 công ty hàng đầu trong chỉ số S&P 500:

Công thức tính của chỉ số S&P 500

Chỉ số S&P 500 được tính bằng cách lấy tổng giá trị vốn hóa thị trường của 500 công ty thành phần chia cho một ước số.

S&P 500 Index = Sum (Market Capitalization) / Divisor

Với công thức này, chúng ta hoàn toàn có thể xác định được 2 yếu tố cấu thành nên chỉ số S&P 500, đó là giá trị vốn hóa thị trường của từng công ty thành phần và ước số.

Giá trị vốn hóa thị trường (Market Cap) là tổng giá trị của tất cả các cổ phiếu đang lưu hành của một công ty được niêm yết trên thị trường.

Market Cap = Tổng số cổ phiếu thường đang lưu hành x Giá thị trường của một cổ phiếu.

Ước số (divisor) nghe rất quen thuộc đúng không? Nếu các bạn đã đọc bài viết Dow Jones là gì? Tìm hiểu về chỉ số Dow Jones thì sẽ bắt gặp khái niệm này. Tuy nhiên, cách xác định ước số của chỉ số Dow Jones và chỉ số S&P 500 là hoàn toàn khác nhau, mặc dù mục đích đưa ước số vào công thức là như nhau, đều để đảm bảo các yếu tố phi kinh tế không thể tác động đến giá trị của chỉ số.

Ước số này không phải là một hằng số mà nó luôn luôn được điều chỉnh trong một số trường hợp như phát hành cổ phiếu, chia tách/sáp nhập công ty, mua lại cổ phần, thay đổi công ty thành viên…điều này đảm bảo các sự kiện trên không ảnh hưởng đến giá trị cuối cùng của chỉ số.

Ước số luôn được Standard & Poor’s bảo mật, nhưng giá trị thông thường của nó sẽ xấp xỉ 8.9 tỷ.

Ví dụ: giả sử tổng giá trị vốn hóa thị trường của 500 công ty thành viên là 25 nghìn tỷ đô la và ước số là 8.9 tỷ thì S&P 500 Index sẽ là 2808.98

Tầm quan trọng của chỉ số S&P 500

Chỉ số S&P 500 được cấu thành từ 500 công ty, một con số khá lớn, trong đó bao gồm những công ty đang dẫn đầu trong hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế Mỹ, chiếm hơn 70% giá trị của thị trường chứng khoán nước này. Chính vì thế, so với chỉ số Dow Jones, chỉ với 30 công ty thì S&P 500 được đánh giá cao hơn trong việc đại diện cho nền kinh tế toàn thị trường.

Giống như Dow Jones, chỉ số S&P 500 cũng phản ứng với các sự kiện kinh tế, chính trị quan trọng. Bất kỳ một sự điều chỉnh nào về các chính sách kinh tế liên quan đến lãi suất hay lạm phát cũng đều ảnh hưởng đến giá trị của chỉ số.

Bên cạnh đó, chỉ số này được cấu thành từ giá trị vốn hóa của các công ty thành phần nên một sự thay đổi đáng kể từ các công ty này, đặc biệt là những công ty có giá trị vốn hóa lớn, sẽ ảnh hưởng đến giá trị của chỉ số.

Theo dõi giá trị của chỉ số S&P 500, nhà đầu tư sẽ có được cái nhìn tổng quát về bức tranh tổng thể của thị trường chứng khoán Mỹ, từ đó xây dựng chiến lược đầu tư phù hợp với diễn biến của thị trường.

Tuy nhiên, chỉ số này lại tồn tại một nhược điểm cũng khá quan trọng. Giá trị vốn hóa thị trường của 500 công ty là không đồng đều nên giá trị của chỉ số sẽ bị chi phối phần lớn bởi những công ty có vốn hóa cao. Chính vì thế, đôi khi chỉ số S&P 500 chỉ phản ánh được sự biến động của một bộ phận nhỏ các công ty lớn trong tổng số rất nhiều công ty được niêm yết trên toàn thị trường.

Đầu tư vào chỉ số S&P 500 trên các thị trường tài chính

Tương tự như các chỉ số khác trên thị trường chứng khoán Hoa Kỳ, các trader Việt Nam hay những quốc gia khác không thể đầu tư trực tiếp vào chỉ số này, bởi vì nó chỉ dành riêng cho công dân Mỹ. Tuy nhiên, họ có thể đầu tư vào chỉ số này gián tiếp qua các sản phẩm khác.

Trên thị trường chứng khoán, đầu tư vào S&P 500 bằng việc mua tất cả cổ phiếu có trong rổ thì có vẻ như rất khó vì có đến 500 cổ phiếu đơn lẻ. Các trader trên thị trường này thường đầu tư vào S&P 500 thông qua các sản phẩm mô phỏng lại rổ cổ phiếu của S&P 500 như quỹ ETFs, các quỹ chỉ số hay các chứng khoán phái sinh với tài sản cơ sở chính là S&P 500.

Một số quỹ hoán đổi danh mục như Vanguard S&P 500, SPDR S&P 500 Trust ETF hay iShares S&P 500… các quỹ này có tên gọi chung là S&P 500 ETFs.

Trên thị trường chứng khoán phái sinh, sàn giao dịch chứng khoán Chicago (CME) cung cấp các hợp đồng tương lai chỉ số S&P 500 và hợp đồng tương lai S&P 500 mini. Ngoài ra, sàn giao dịch quyền chọn Chicago (CBOT) cũng cung cấp các hợp đồng quyền chọn trên chỉ số này.

Ngoài việc đầu tư vào chỉ số S&P 500 thông qua các sản phẩm kể trên, các trader trên thị trường toàn thế giới cũng có cơ hội tìm kiếm lợi nhuận dựa trên sự biến động của chỉ số này thông qua giao dịch Hợp đồng chênh lệch CFDs trên thị trường forex. Ưu điểm của thị trường này là trader có cơ hội tìm kiếm lợi nhuận kể cả khi thị trường đi lên hay đi xuống, chỉ cần giá cả luôn biến động, bên cạnh đó, giao dịch CFDs cho phép trader tối đa hóa lợi nhuận trên số vốn nhỏ thông qua tỷ lệ đòn bẩy nhưng bù lại rủi ro trên thị trường này là rất lớn.

Hầu hết các forex broker đều cho phép nhà đầu tư của mình giao dịch chỉ số chứng khoán, trong đó tất nhiên có Dow Jones và cũng không thể thiếu S&P 500.

Trên thị trường forex, chỉ số này được ký hiệu theo nhiều cách khác nhau như S&P 500, SP500, US500, SPX…

Đồ thị của chỉ số S&P 500 trên investing.com

Quy trình giao dịch chỉ số S&P 500 trên thị trường forex không khó, quan trọng là đầu tư vào kiến thức tài chính để có thể dự đoán được sự biến động của chỉ số này và hơn hết là lựa chọn được sàn forex uy tín để mở tài khoản.

Nếu bạn là một trader trên các thị trường tài chính thì việc theo dõi chỉ số S&P 500 là vô cùng quan trọng và cần thiết vì chỉ số này phản ánh nền kinh tế của một cường quốc lớn nhất thế giới, chính vì thế nó sẽ ảnh hưởng đến tâm lý cũng như hành vi của đa số các trader trên thị trường toàn cầu. Nhìn nhận tốt về sự biến động của S&P 500 hay Dow Jones hay bất kỳ một chỉ số chứng khoán nào cũng đều mở ra một cơ hội đầu tư tuyệt vời. Hãy tập thói quen theo dõi và phân tích các chỉ số chứng khoán hằng ngày để tích lũy thêm kiến thức và kỹ năng phân tích, 2 yếu tố không thể thiếu nếu như muốn thành công trên thị trường.

Bạn vừa đọc bài viết: Chỉ số S&P 500 là gì? Cách giao dịch chỉ số S&P 500

Đừng quên ThíchChia sẻ bài viết này bạn nhé!

Các bài viết liên quan

Bình luận
Subscribe
Notify of
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments