Cũng tới lúc chính phủ Mỹ phải cạn tiền mặt! Năm 2023 thực sự là 1 năm vô cùng bất ổn!
Hiện tại, số nợ mà Chính phủ Mỹ đang gánh còng lưng đã đạt trần. Tuy nhiên, Quốc hội Mỹ lại bất đồng trong quan điểm có nên tăng Trần Nợ hay giữ nguyên, vấn đề này buộc phải có giải pháp, bởi theo COB nếu không tăng trần nợ, khả năng cao Mỹ sẽ vỡ nợ vào tháng 7 tới.
Trần nợ là gì?
Trần nợ là mức giới hạn về số tiền mà chính phủ Liên Bang có thể vay, mức trần gần đây nhất được Quốc hội đặt ra là 31,4 nghìn tỷ USD (cái này rải hết Việt Nam chắc phải dày vài cm).
CBO một cơ quan chính phủ trung lập chuyên phân tích về cách chính sách tài khoá cho Quốc hội, đã dự đoán vào thứ Tư vừa qua nếu Trần nợ không được thay đổi thì khả năng cao Kho bạc Hoa Kỳ sẽ “hết tiền” trước tháng Bảy.
Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen đã báo cáo với Quốc hội vào tháng 1 rằng Bộ bắt đầu thực hiện các biện pháp đặc biệt để đáp ứng các nghĩa vụ của mình sau khi vượt quá giới hạn vay 31.4 nghìn tỷ USD. Tuy nhiên, bà cũng phản đối việc cho rằng Chinh Phủ “không thể cạn tiền” trước “đầu tháng 6”.
Nhưng CBO cảnh báo rằng nếu giới hạn nợ không được nâng lên, vẫn giữ nguyên, Bộ Tài chính sẽ phải tạm hoãn 1 số khoản thanh toán hoặc không có khả năng thực hiện được các nghĩa vụ nợ hoặc cả 2.
Nhà Trắng đã kêu gọi Quốc hội gỡ bỏ giới hạn vay vô điều kiện, trong khi đó các nhà lập pháp Đảng Cộng Hoà lại muốn tìm cách cắt giảm ngân sách thông qua việc giới hạn trần nợ.
Hôm thứ Tư vừa qua, Tổng thống Joe Biden đã có 1 bài phát biểu muốn Đảng Cộng hòa thúc đẩy các đề xuất, để tăng thêm 3000 tỷ USD vào khoản nợ quốc gia trong thập kỷ tới, đồng thời ông sẽ cắt giảm thâm hụt 2.000 tỷ USD trong cùng kỳ. Nhưng Kevin McCarrthy, Chủ tịch Hạ viện Đảng Cộng hoà đã phản bác lại, đồng thời cáo buộc Đảng Dân chủ “chi tiêu quá tay” đang gây “nguy hiểm cho nền kinh tế Hoa Kỳ”.
Lo ngại về 1 khả năng vỡ nợ có thể xảy ra trong năm nay, nhiều thành viên Đảng Cộng hoà tại Hạ Viện đe dọa sẽ sử dụng cuộc tranh luận về trần nợ để thúc đẩy sự thay đổi về chính sách cụ thể là cắt giảm ngân sách.
Nhà Trắng sẽ phải cầu cứu FED?
Trong các bài viết trước tôi đã nói rất rõ: FED là FED! Là 1 cơ quan hoàn toàn độc lập. Nên nhà Trắng có “bể nợ” thì đó là chuyện của Nhà Trắng, không liên quan tới FED!
FED là gì? Những điều cần biết về FED
Cơ cấu tổ chức FED. Tại sao FED có “quyền sinh, quyền sát” về lãi suất?
Mẫu thuẫn giữa Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hoà khi không thể tìm được tiếng nói chung trong việc gia tăng trần nợ, khiến rất nhiều người thắc mắc Chính Quyền của Tổng thống Biden sẽ đơn phương tăng trần hay cầu cứu FED?
Theo 1 số chuyên gia tổng thống Biden hoàn toàn có thể dựa vào Tu chính án 14 của Hiến Pháp Hoa Kỳ để đơn phương tăng trần nợ, nhưng nhiều người lại cho rằng điều này có thể khiến ông dễ gặp rắc rối về pháp lý.
Lựa chọn tiếp theo chính là Kho Bạc sẽ đúc tiền xu với mệnh giá lớn (FED chỉ được phép in tiền giấy), sau đó gửi số tiền này cho FED nhằm đổi lại 1 số tiền tương tự để, thực hiện các nghĩa vụ của mình.
Tuy nhiên, bộ trưởng tài chính bà Yellen nhiều lần cũng bác bỏ ý tưởng này.
Một phương án khác để giải quyết hậu quả chính là FED sẽ phải thu mua các khoản nợ này, đồng thời sẽ bán đi lượng trái phiếu mà FED đang nắm giữ. Ông Powell từng bình luận đây là 1 hành động “ghê tởm” vào năm 2014. Bởi nó có thể gây tổn hại về sự độc lập không ràng buộc cả kinh tế và chính trị mà FED đã thực thi hơn 200 năm nay.