Chúng ta vừa biết rằng giá tiền tệ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi những thay đổi về lãi suất của một quốc gia.
Bây giờ chúng ta còn biết thêm rằng lãi suất cũng bị ảnh hưởng bởi tầm nhìn của ngân hàng trung ương về nền kinh tế và sự ổn định giá, gây ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ. Các ngân hàng trung ương hoạt động cũng giống doanh nghiệp ở chỗ họ có người quản lý, chủ tịch. Họ có tiếng nói của họ, đưa ra thị trường chính sách tiền tệ đang hướng đến. Và mỗi lời nói của họ đều có trọng lượng nhất định, tất cả đều phải lắng nghe. Vậy chúng ta có cần quan tâm ngân hàng trung ương nói gì không?
Tất nhiên là có! Điều quan trọng là phải biết điều gì đang xảy ra với việc thay đổi chính sách tiền tệ tiềm năng. Và may mắn cho bạn, các ngân hàng trung ương đang trở nên tốt hơn khi giao tiếp với thị trường. Cho dù bạn có thực sự hiểu những gì họ đang nói hay không, đó là một câu chuyện khác.
Dù chủ tịch ngân hàng trung ương không phải là người duy nhất đưa ra quyết định chính sách tiền tệ cho một quốc gia hay nền kinh tế, nhưng những gì họ nói không nên bỏ qua.
Không phải mọi phát ngôn của các ngân hàng trung ương đều có trọng lượng như nhau. Các bài phát biểu của ngân hàng trung ương sẽ gây phản ứng thị trường, vì vậy hãy theo dõi biến động sau khi những thông tin này được công bố.
Bài phát biểu có thể bao gồm bất cứ điều gì từ những thay đổi (tăng, giảm hoặc giữ) đến lãi suất hiện tại, để thảo luận về đo lường tăng trưởng kinh tế và triển vọng, để thông báo chính sách tiền tệ phác thảo những thay đổi hiện tại và tương lai.
Không cần quá lo lắng nếu bạn không theo dõi được sự kiện này. Bởi sau đó các hãng thông tấn, tin tức sẽ đưa tin trên mọi mặt báo.
Các nhà phân tích và nhà giao dịch ngoại hối cũng lấy tin tức và cố gắng phân tích mọi dữ kiện của thông báo, đặc biệt là việc thay đổi lãi suất hoặc thông tin tăng trưởng kinh tế có liên quan.
Giống như cách thị trường phản ứng với việc phát hành các báo cáo kinh tế hoặc chỉ số, nhà giao dịch ngoại hối phản ứng với hoạt động ngân hàng trung ương và thay đổi lãi suất khi họ không đáp ứng đúng kỳ vọng thị trường hiện tại.
Càng ngày càng dễ để thấy được chính sách tiền tệ sẽ phát triển theo thời gian, do tính minh bạch ngày càng tăng của các ngân hàng trung ương. Tuy nhiên, luôn có khả năng các ngân hàng trung ương sẽ thay đổi tầm nhìn của họ ở mức độ lớn hơn hoặc thấp hơn dự kiến.
Lúc này thị trường sẽ có nhiều biến động và bạn cần phải quan tâm tới các lệnh đang giao dịch hay những lệnh mới chuẩn bị giao dịch.
Trường phái diều hâu và bồ câu của NHTW
Ngân hàng trung ương được ví như là “diều hâu” hoặc bồ cầu còn phụ thuộc vào việc họ tác động lên nền kinh tế như thế nào.
Các ngân hàng trung ương được ví như là diều hâu khi họ ủng hộ việc tăng lãi suất để chống lạm phát, thậm chí gây thiệt hại cho tăng trưởng kinh tế và việc làm. Các từ như “thắt chặt” và “hâm nóng” sẽ được sử dụng. Ví dụ, “Ngân hàng Anh thừa nhận một mối đe dọa lạm phát cao.”
Ngân hàng Anh có thể là diều hâu nếu họ đưa ra tuyên bố chính thức về việc tăng lãi suất để giảm lạm phát cao.
Các ngân hàng trung ương được gọi là bồ câu khi họ ủng hộ tăng trưởng kinh tế và việc làm thông qua việc thắt chặt lãi suất. Họ có xu hướng, lập trường hoặc quan điểm mềm mỏng về một sự kiện hoặc hành động kinh tế cụ thể. Các từ như “mềm mỏng” và “hạ nhiệt” sẽ được sử dụng. Bạn sẽ tìm thấy nhiều ngân hàng thể hiện xu hướng hawkish và dovish.
Bài viết được dịch bởi kienthucforex.com từ nguồn babypips.com
Bình luận