Cryptocurrency là gì? Cùng tìm hiểu về tiền điện tử

Tin Nguyen 18/11/2019
Bảng xếp hạng các sàn forex uy tín được cấp phép. Xem ngay

Tiền điện tử là một loại tiền kỹ thuật số hoặc tiền ảo được thiết kế để hoạt động như là một phương tiện trao đổi (medium of exchange). Nó sử dụng mật mã để bảo mật và xác minh các giao dịch, cũng như kiểm soát việc tạo ra các đơn vị mới của một loại tiền điện tử cụ thể. Về cơ bản, tiền điện tử bị giới hạn giá trị tính trong cơ sở dữ liệu mà không ai có thể thay đổi trừ khi đáp ứng các điều kiện cụ thể.

Lịch sử hình thành Tiền điện tử (Cryptocurrency)

Vào thập niên 90, ngoài việc bùng nổ công nghệ số, đây còn là thời kỳ diễn ra đại khủng hoảng suy thoái. Điều này đã thôi thúc rất nhiều người nỗ lực muốn tạo ra một loại tiền kỹ thuật số, trong số đó phải kể đến Flooz, Benz và DigiCash là những cái tên tuổi nổi trội nhất vào thời kỳ đó, nhưng cuối cùng vẫn sụp đổ.

Cùng tìm hiểu thêm:

Đáng chú ý, tất cả các hệ thống này đều sử dụng cách tiếp cận của bên thứ ba đáng tin cậy (Trusted Third Party) , đồng nghĩa những công ty đằng sau đã xác minh và tạo điều kiện cho giao dịch được thực hiện. Tuy nhiên, chính vì sự thất bại từ các công ty này, đã khiến cho việc tạo ra một hệ thống tiền kỹ thuật số bị chìm vào quên lãng.

Phải tới đầu năm 2009, một lập trình viên ẩn danh hoặc một nhóm lập trình viên có tên gọi Satoshi Nakamoto đã giới thiệu Bitcoin. Satoshi mô tả nó như một hệ thống tiền điện tử ngang hàng, hoàn toàn phi tập trung, phân quyền, không có máy chủ liên quan cũng như không có cơ quan kiểm soát trung tâm tương đương các mạng ngang hàng dùng để chia sẻ tệp.

Một trong những vấn đề quan trọng nhất mà bất kỳ mạng thanh toán nào cũng phải đối mặt chính là chi tiêu gian lận hay giao dịch 2 lần (double-spending) – hình thức gian lận sử dụng hai giao dịch khác nhau để chi tiêu cùng một số tiền hai lần. Để ngăn chặn, hình thức tài chính truyền thống đã sử dụng bên thứ ba đáng tin cậy – một máy chủ trung tâm – lưu giữ hồ sơ về số dư và giao dịch. Tuy nhiên, phương pháp này luôn đòi hỏi một cơ quan có thẩm quyền kiểm soát tiền cũng như nắm toàn bộ các thông tin cá nhân của bạn.

Trong một mạng lưới phi tập trung như Bitcoin, sẽ không cần tới máy chủ trung tâm mà mỗi cá thể sẽ góp phần tham gia, thông qua Blockchain – một sổ cái công khai tất cả các giao dịch đã từng xảy ra trong mạng, có sẵn cho tất cả mọi người. Nhờ vậy, bất cứ ai cũng đều có thể thấy được số dư tài khoản, có thể tự kiểm tra ví cũng như giao dịch của người còn lại hoặc của bất kỳ ai mà họ biết địa chỉ ví.

Mỗi giao dịch là một tệp bao gồm các khóa công khai của người gửi và người nhận (các địa chỉ ví) và số lượng tiền được chuyển. Giao dịch cũng cần được người gửi ký tên bằng khóa riêng của họ. Tất cả điều này mới chỉ là mật mã cơ bản. Sau đó, giao dịch sẽ được chuyển đi trong hệ thống mạng cũng tương tự như các giao dịch khác.

Trong mạng lưới tiền điện tử, chỉ những người khai thác mới có thể xác nhận giao dịch bằng cách giải đố. Họ thực hiện giao dịch, đánh dấu chúng là hợp pháp và chuyển chúng đi. Quá trình vận chuyển này sẽ có sự xác nhận từ các nút (node) và từng node sẽ dần dần được thêm vào cơ sở dữ liệu. Khi giao dịch được xác nhận, không 1 ai có thể làm giả và cũng như đảo ngược thông tin. Các thợ mỏ sẽ nhận được phần thưởng và đây cũng chính là chi phí giao dịch mà người giao dịch trả cho họ.

Về cơ bản, bất kỳ mạng tiền điện tử nào cũng dựa trên sự đồng thuận tuyệt đối của tất cả những người tham gia về tính hợp pháp của số dư giao dịch. Nếu các nút của mạng không đồng ý trên một số dư duy nhất hệ thống sẽ trục trặc. Tuy nhiên, có rất nhiều quy tắc được xây dựng từ trước để ngăn chặn điều này xảy ra.

Tiền điện tử dùng để làm gì?

Mua hàng

Trước đây, để tìm thấy 1 cửa hàng chấp nhận tiền điện tử là vô cùng khó khăn, nếu không muốn nói là không thể. Tuy nhiên, tình hình bây giờ đã hoàn toàn khác.

Có rất nhiều nhà giao dịch – cả trực tuyến và ngoại tuyến – chấp nhận Bitcoin là hình thức thanh toán. Từ các nhà bán lẻ trực tuyến như Overstock và Newegg đến các cửa hàng, quán bar và nhà hàng địa phương nhỏ. Bitcoin có thể được sử dụng để thanh toán cho khách sạn, chuyến bay, đồ trang sức, ứng dụng, linh kiện máy tính và thậm chí là bằng đại học.

Một số loại tiền kỹ thuật số khác như Litecoin, Ripple, Ethereum, v.v … đã được chấp nhận rộng rãi. Hoặc bạn có thể dùng Bitcoin để đổi sang tiền tệ fiat.. Hơn nữa, có các trang web bán Thẻ quà tặng như Gift Off, chấp nhận khoảng 20 loại tiền điện tử khác nhau. Thông qua thẻ quà tặng, bạn gần như là có thể mua bất cứ thứ gì bằng tiền điện tử.

Đầu tư

Tiền điện tử là khoản đầu tư rủi ro cao.

Nhiều người tin rằng tiền điện tử là cơ hội sinh lời cao nếu biết cách. Thật vậy, có rất nhiều câu chuyện về việc mọi người trở thành triệu phú thông qua các khoản đầu tư Bitcoin. Nếu vào đầu năm 2017, giá của một Bitcoin mới chỉ 1.000 USD thì tới cuối năm giá đã đạt mức cực đại 19.000 USD/BTC. Giả sử bạn chỉ mua 5 BTC với giá 1000 USD (hơn 100 triệu) tới cuối năm nếu bạn bán được đúng đỉnh 19.000 USD bạn đã có trong tay 95.000 USD hơn 2 tỷ VNĐ!

Ethereum là đồng tiền điện tử sau BTC được ghi nhận đạt mức tăng nhanh nhất trong các loại tiền kỹ thuật số. Kể từ tháng 5 năm 2016, giá trị của nó tăng ít nhất 2.700%. Khi nói đến tất cả các loại tiền điện tử cộng lại, vốn hóa thị trường đã tăng hơn 10.000 % kể từ giữa năm 2013.

Tuy nhiên, tiền điện tử là 1 khoản đầu tư rủi ro cao. Giá trị thị trường với biến độ dao động, Hơn nữa, nó lại chưa được công nhận nên luôn có nguy cơ bị đặt ngoài vòng pháp luật ở một số khu vực pháp lý nhất định.

Nếu bạn quyết định đầu tư vào tiền điện tử, thì Bitcoin chắc chắn sẽ là một trong những lựa chọn hàng đầu. Tuy nhiên, trong năm 2017, thị phần của nó trên thị trường tiền điện tử đã giảm đáng kể từ 90% xuống chỉ còn 40%. Với sự biến động bất thường như vậy, Bitcoin vô hình chung trở thành hình thức đầu tư mang đầy tính rủi ro mà bạn nên cân nhắc trước khi đầu tư.

Đào coin

Công cụ khai thác là phần quan trọng nhất của bất kỳ mạng tiền điện tử nào, tương tự như giao dịch khai thác cũng là một khoản đầu tư. Về cơ bản, các thợ mỏ đang cung cấp một dịch vụ cho cộng đồng của họ. Họ đóng góp sức mạnh tính toán để giải quyết các câu đố phức tạp, cần thiết để xác nhận giao dịch và ghi lại nó vào một sổ cái công khai còn được biết đến với tên gọi Blockchain.

Một trong những điểm thú vị về khai thác là độ khó của các câu đố không ngừng tăng lên, tương quan với số lượng người cố gắng giải quyết nó. Vì vậy, tiền điện tử nào càng phổ biến, càng nhiều người cố gắng khai thác nó, thì quá trình khai thác cũng trở nên khó khăn hơn.

Trước đây, bạn có thể đào Bitcoin rất dễ dàng chỉ bằng máy tính để bàn hoặc thậm chí là một máy tính xách tay đủ mạnh. Hiện nay, cuộc chơi này chỉ dành cho các tập đoàn khai thác theo dạng công nghiệp, các cá nhân khó lòng cạnh tranh được. Vì như có nói trước đó, đồng tiền nào càng phổ biến thì việc khai thác sẽ càng trở nên khó khăn và số lượng tiền nhận được cũng giảm dần đi. Ví dụ: khi Bitcoin mới được tạo ra phần thưởng cho việc khai thác thành công là 50 BTC. Bây giờ, phần thưởng dừng ở mức 12,5 Bitcoin. Tính đến tháng 11 năm 2017, gần 17 triệu Bitcoin được khai thác và phân phối. Tuy nhiên, khi phần thưởng ngày càng ít đi, thì mỗi Bitcoin khai thác được sẽ ngày càng trở nên có giá trị theo cấp số nhân. Tất cả những yếu tố đó làm cho khai thác tiền điện tử khai thác trở thành một cuộc chạy đua vũ trang về phần cứng và càng ngày càng trở nên khó khăn hơn.

Chấp nhận thanh toán (đối với doanh nghiệp)

Nếu bạn là chủ một doanh nghiệp, đang tìm kiếm khách hàng mới tiềm năng, việc chấp nhận tiền điện tử như một hình thức thanh toán có thể là giải pháp giúp bạn dễ dàng cạnh tranh. Sự quan tâm đến tiền điện tử ngày càng tăng, khiến cho số lượng máy ATM tiền điện tử  được đặt rất nhiều nơi trên khắp thế giới với số lượng lên tới 1.800 ATM tại 58 quốc gia.

Ở Mỹ, Bitcoin và các loại tiền điện tử khác đã được công nhận là tiền ảo có thể chuyển đổi, có nghĩa là chấp nhận chúng như một hình thức thanh toán hoàn toàn giống như chấp nhận tiền mặt, vàng hoặc thẻ quà tặng.

Tính hợp pháp của tiền điện tử

Khi tiền điện tử ngày càng trở nên chính thống, các cơ quan thực thi pháp luật, cơ quan thuế và cơ quan quản lý trên toàn thế giới đang cố gắng điều chỉnh khái niệm về tiền điện tử, cũng như thiết lập quy tắc sao cho chúng phù hợp với các quy định và khung pháp lý hiện hành.

Cùng tìm hiểu thêm về ví điện tử và cách tạo ví lưu trữ:

  • Ví tiền điện tử là gì? Những điều bạn cần biết
  • Ví myetherwallet? Cách tạo ví chứa ethereum

Với sự ra đời của Bitcoin đây được xem như 1 làn gió mới trong thị trường tài chính vì mô hình thanh toán do chúng tạo dựng nên. Các loại tiền kỹ thuật số phi tập trung, tự duy trì không tồn tại dưới bất kỳ hình dạng hoặc hình thức vật lý nào và không bị kiểm soát bởi bất kỳ thực thể đơn lẻ nào, luôn khiến nhiều cơ quan quản lý nhà nước phải dè dừng.

Nhờ vào bản chất phi tập trung và có khả năng sử dụng hoàn toàn ẩn danh đã khiến nhiều nhà chức trách trên toàn thế giới lo lắng về sự phát triển của tiền điện tử đối với các dịch vụ bất hợp pháp, rửa tiền và trốn thuế. Chính vì thế, hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới đã xem việc lưu hành tiền điện tử là 1 hình thức bất hợp pháp. Nhưng cũng có nhiều quốc gia lại ủng hộ đồng tiền này, xem chúng như là phương án cứu rỗi nền kinh tế tiêu biểu như Venezuela

Tin Nguyen
Bài trước
Bài tiếp

Nhiều người quan tâm

Hướng dẫn cách chơi chứng khoán Mỹ ở Việt Nam
Đánh giá sàn Tickmill mới nhất 2020
Các phiên giao dịch forex theo giờ Việt Nam chuẩn nhất
Đánh giá sàn FXPro mới nhất 2020
Top 6 các sàn forex uy tín nhất Việt Nam và thế giới 2020
Đánh giá sàn OlympTrade chi tiết nhất 2020

Comment của bạn

avatar
  Subscribe  
Notify of
Scroll Up