Một điều hết sức, hết sức quan trọng trong trading của các trader đó là việc xác định các mức hỗ trợ, kháng cự.
Công việc tuy dễ dàng, chẳng có gì phức tạp nhưng đa số các nhà đầu tư đã bỏ qua không được chú trọng cho lắm.
Nội dung
Không ngoa khi nói rằng Hỗ trợ, Kháng cự là một trong những phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong phân tích kỹ thuật, các mức giá quan trọng này dựa trên một khái niệm dễ hiểu nhưng rất khó để thành thạo. Cách xác định các mức giá tức là phương pháp này dùng để xác định các ngưỡng mà giá trong quá khứ đã từng đảo chiều hoặc ít nhất đã chậm lại và tin rằng các hành vi giá đó sẽ lặp lại trong tương lai, đó cũng là phù hợp với lý thuyết Dow.
Chúng ta có rất nhiều cách để xác định các ngưỡng với các mức giá quan trọng này và áp dụng trong giao dịch. Ví dụ như xác định các ngưỡng hỗ trợ, kháng cự dựa trên kênh giá, hoặc có thể dựa trên đỉnh và đáy, hoặc cũng có thể dựa trên các mô hình giá thông dụng.
Các ngưỡng Hỗ trợ và Kháng cự này có thể trùng nhau tại các điểm đảo chiều, các vùng nghẽn hoặc các vùng giá mà đại đa số các nhà giao dịch thường để ý tới, và tại các khung thời gian càng cao, các ngưỡng này càng có liên quan với nhau rất mật thiết, khi chúng ta nắm được các yếu tố này, khả năng thành công trong giao dịch của chúng ta khá cao.
Việc xác định được và xác định đúng những mức hỗ trợ và kháng cự quan trọng là công việc có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, nó là yếu tố quyết định sống còn của các trader, nhưng nó có thể mất nhiều thời gian để học tập và thực hành, điều đó là điều không có gì phải bàn cãi.
Các mức giá quan trọng này thường xuất hiện tại những thời điểm chủ chốt của dòng tiền mua hoặc bán trên thị trường. Thậm chí ngoài thực tế cho thấy các ngưỡng này thay đổi vai trò hỗ trợ và kháng cự lẫn nhau và có thể được dùng để xác định biên độ của thị trường, các điểm đảo chiều, bật lại hoặc phá vỡ. Nên chúng ta không nên cân nhắc các mức hỗ trợ và kháng cự cứng, vì các vùng giá này có thể chuyển đổi qua cho nhau rất linh hoạt.
Hỗ trợ và kháng cự trong thực tế có rất nhiều dạng, ở đây chúng ta xem xét các trường hợp phổ biến sau:
Hỗ trợ và kháng cự trong thị trường có xu hướng:
+ Chúng ta thấy rằng trong một thị trường có xu hướng rõ ràng, tức xu hướng tăng hoặc xu hướng giảm.
+ Việc hình thành kênh giá tăng hoặc kênh giá giảm là điều rất dễ gặp.
+ Sau đó chúng ta sẽ thấy giá sẽ di chuyển trong kênh giá tăng hoặc kênh giá giảm này.
+ 2 đường trên và dưới kênh giá được gọi là đường hỗ trợ và đường kháng cự.
+ Việc giao dịch cũng dựa vào 2 vùng hỗ trợ và kháng cự của kênh giá đó.
Hỗ trợ và kháng cự trong thị trường không có xu hướng:
+ Trong một thị trường không có bất kỳ xu hướng nào rõ ràng, tức xu hướng tăng cũng không có và xu hướng giảm cũng không có.
+ Việc hình thành kênh giá tăng hoặc kênh giá giảm là điều không thể, vì lúc này thị trường có xu hướng đi ngang.
+ Sau đó chúng ta sẽ thấy giá sẽ di chuyển trong kênh giá đi ngang này.
+ Hai đường trên và dưới của của kênh giá đi ngang này được gọi là đường hỗ trợ và đường kháng cự.
+ Việc giao dịch cũng dựa vào 2 vùng hỗ trợ và kháng cự của kênh giá đi ngang đó.
+ Khi giá lên gặp vùng kháng cự, thì chúng ta Sell xuống. Ngược lại, khi giá xuống dưới vùng hỗ trợ thì cơ hội để chúng ta Buy lên.
Hỗ trợ và kháng cự có thể đổi chỗ qua lại cho nhau:
+ Khi trong một thị trường có một xu hướng nào đó di chuyển mạnh mẽ, ở đây ví dụ là xu hướng giảm (như ví dụ ở hình bên dưới).
+ Như ví dụ ở hình bên dưới, ta có vùng hỗ trợ, nhưng giá của thị trường đang giảm mạnh quá và thủng luôn vùng hỗ trợ này.
+ Khi đó vùng hỗ trợ này sẽ chính là vùng kháng cự mới của thị trường.
+ Và với vùng kháng cự mới này chúng ta có thể thiết lập lệnh giao dịch Sell khi giá lên vùng kháng cự đó.
+ Tương tự cho trường hợp ngược lại.
Cần lưu ý rằng hỗ trợ và kháng cự không phải là những con số chính xác và chúng có thể bị phá vỡ, khi thị trường thử thách ở mức giá này. Nếu bạn sử dụng biểu đồ nến, bạn có thể tìm thấy các mức hỗ trợ và kháng cự dễ dàng, nhưng cần hiểu rằng các mức hỗ trợ và kháng cự này là một vùng giá.
Trong trường hợp thực tế, có một số trường hợp các mức hỗ trợ và kháng cự được phá vỡ nhưng phá vỡ giả, và có những lúc các bóng nến sẽ phá vỡ các mức này, tuy nhiên lại đóng ở trên mức hỗ trợ hoặc dưới mức kháng cự, tạo thành phá vỡ giả.
Và cũng sẽ có nhiều khi giá phá vỡ mức kháng cự và hỗ trợ, nhưng rồi lại quay trở lại, tức phá vỡ giả, chúng ta sẽ phải gặp rất nhiều.
Như trong biểu đồ ví dụ ở trên, chúng ta thấy giá của thanh nến đổ đã lấn lên trên đường kháng cự, một số trader ngây thơ sẽ suy nghĩ nó sẽ phá vỡ đường kháng cự này và tiếp tục lên tiếp. Nhưng sau đó giá đảo chiều và quay đầu giảm. Và quan trọng hơn là giá đóng cửa hoàn toàn nằm bên dưới đường kháng cự ở ví dụ bên trên. Và nếu bạn là người đặt lệnh mua căn cứ vào việc phá vỡ mức kháng cự này, giao dịch của bạn có thể sẽ bị thua lỗ nghiêm trọng. Diễn biến giá này được gọi là phá vỡ giả và chúng thường xuyên xảy ra.
Hiện với sự phát triển của công nghệ, đã có vô số các công cụ xác định các mức giá ngưỡng hỗ trợ, kháng cự tự động, giúp cho các nhà đầu tư bớt vất vả hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, chúng ta cần tránh những lúc thị trường Forex có biến động mạnh bằng cách thường xuyên theo dõi tin tức trên các trang tin tức lớn của thế giới như forexfactory.com, investing.com, fxstreet.com,…. Để có thể nắm bắt được tình hình các sự kiện mà giao dịch cho hiệu quả.
Comment của bạn