Nội dung
Ichimoku hay còn gọi là đám mây Ichimoku là tập hợp các chỉ số kỹ thuật cho thấy mức hỗ trợ và kháng cự, cũng như động lượng và xu hướng. Nó thực hiện được bằng cách lấy nhiều đường trung bình và vẽ chúng trên biểu đồ. Ngoài các đường trung bình, chỉ báo này có có một phần đám mây trồi ra 26 chu kỳ với tác dụng là dự báo xu hướng của giá và xác định các ngưỡng hỗ trợ, kháng cự trong tương lai.
Đám mây Ichimoku được phát triển bởi Goichi Hosoda – một nhà báo người Nhật và được xuất bản vào cuối năm 1960. Chỉ báo này cung cấp nhiều dữ liệu hơn một biểu đồ tiêu chuẩn. Mặc dù thoạt nhìn có vẻ phức tạp, tuy nhiên những tín hiệu được xác định bởi ichimoku là khá rõ ràng.
Sau đây là 5 công thức tạo thành chỉ báo đám mây Ichimoku
Bạn hoàn toàn có thể dùng chỉ báo để vẽ tự động chỉ báo đám mây Ichimoku. Tuy nhiên nếu bạn muốn vẽ bằng tay thì đây là cách làm dành cho bạn:
Kiến thức căn bản nhất mà hầu người sử dụng đám mây Ichimoku đều biết đó là khi giá ở trên đám mây thì giá có xu hướng tăng, dưới đám mây thì giá có xu hướng giảm.
Các nhà giao dịch thường sử dụng rìa đám mây như một ngưỡng hỗ trợ và kháng cự. Mặt khác, phần trồi ra của đám mây cung cấp các ngưỡng hỗ trợ/kháng cự dự kiến cho tương lai.
Khi sử dụng đám mây Ichimoku, bạn nên kết hợp với chỉ báo kỹ thuật khác để tối đa lợi nhuận và điều chỉnh rủi ro. Ví dụ Ichimoku thường được kết hợp với chỉ báo đo lường sức mạnh tương đối RSI, điều này có thể xác định động lực giá thị trường đi theo một hướng xác định. Một điều quan trọng ở đây nữa đó là bạn cần xem xét các xu hướng giá lớn hơn, để giao dịch các xu hướng nhỏ bạn có thể dựa vào xu hướng của thị trường để tăng xác suất thắng. Từ bức tranh dài hạn bạn có thể suy đoán về xu hướng giá trong ngắn hạn.
Crossovers là một chỉ báo khác mà bạn có thể kết hợp với Ichimoku. Khi mũi tên chỉ mua và giá đang nằm trên đám mây thì bạn có thể xem xét và mua vào. Ngược lại khi giá nằm dưới đám mây và đường mũi tên chỉ bán xuống thì đây là 1 tín hiệu bán.
Chỉ báo đám mây Ichimoku cũng sử dụng đường trung bình, tuy nhiên nó khác với đường trung bình động thông thường. Đường trung bình động đơn giản giá là lấy mức giá đóng cửa hoặc mở cửa rồi cộng tại và chia cho tổng số lượng cây nến, sau đó nối thành 1 đường dài. Ví dụ: đường trung bình động 10 kỳ, giá đóng cửa trong 10 kỳ gần nhất được thêm vào, sau đó cộng lại chia cho 10 để ra mức trung bình.
Còn với đám mây Ichimoku. các đường trung bình được vẽ dựa trên các mức cao thấp trong 1 khoảng thời gian, sau đó chia cho 2. Do đó đường trung bình Ichimoku khác với đường trung bình truyền thống, cho dù là cùng một chu kỳ giá.
Các chỉ báo có thể làm biểu đồ giá trở nên phức tạp với nhiều dòng chỉ báo. Để khắc phục điều này, hầu hết các nền tảng giao dịch đều cho phép ẩn một số dòng. Ví dụ bạn có thể ẩn tất cả các đường trong chỉ báo đám mây ichimoku trừ span A và span B là 2 đường tạo ra đám mây. Mỗi nhà giao dịch cần xem thứ tạo ra hiệu quả nhất trong các chỉ báo, và xem xét phần còn lại có nên bỏ bớt không.
Một hạn chế khác của đám mây Ichimoku là nó dựa trên dữ liệu lịch sử. Có 1 phần chỉ báo Ichimoku được vẽ trồi ra 26 kỳ để dự đoán tương lai, không có gì là chắc chắn vì đây là dự đoán. Bạn có thể xem đây thuyết âm mưu về những gì xảy ra trên thị trường trong tương lai.
Đám mây ichimoku có thể không được dùng đến trong thời gian dài, vì giá có thể nằm trên hoặc dưới đám mây mà không hề chạm vào rìa hay xuyên qua đám mây. Vào thời điểm này các đường giao cắt của chỉ báo Ichimoku sẽ trở nên hữu dụng hơn.
Tổng hợp bởi Kienthucforex
Theo [Investopedia]
Comment của bạn