Inside Bar là gì? Cách sử dụng hiệu quả nhất

Tin Nguyen 16/04/2019
Bảng xếp hạng các sàn forex uy tín được cấp phép. Xem ngay

Nếu chúng ta dùng mô hình nến để giao dịch, thì chúng ta không thể nào bỏ qua được mô hình Inside Bar, một mô hình rất phổ biến trong giới trader, tuy nhiên để ứng dụng nó một cách hiệu quả trong giao dịch, hay cùng đọc và học bài này nhé.

Khái niệm

Inside Bar là gì? Đó là một mô hình nến giao dịch hành động giá. Gồm 2 thanh nến trong đó 1 nến nằm gọn trong phạm vi High và Low của thanh nến trước đó, nói nôm na cho dễ hiểu đó là nến này nằm trong nến kia. Nó có thể nằm ở phần trên. Nến trước được gọi là nến mẹ, Mother Bar, nến sau là nến nằm trong thân của cây nến Mother Bar này. Trong nhiều trường hợp mà một số Trader còn định nghĩa về Inside Bar khác nhau , có thể cho phép High hoặc Low của 2 Bar bằng nhau, tức giá thấp nhất và giá cao nhất có thể bằng nhau.

Khi gặp một nến Inside Bar, nó đang cho thấy thị trường đang ở trạng tích lũy, tức là đang dồn nén lực để chuẩn bị bứt phá một cú lên hoặc xuống mạnh. Nếu ta nhìn một Inside Bar trên Timeframe là khung ngày hoặc khung tuần, chúng sẽ trông giống như một hình tam giác trên khung thời gian nhỏ hơn là 1h, 4h hoặc có thể là 30 phút.

Sau nến Inside Bar đó thị trường thường có sự di chuyển mạnh mẽ. Tuy nhiên nó cũng có thể hình thành nên 1 điểm đảo chiều. Và đóng vai trò như 1 tín hiệu quay đầu tại ngưỡng cản hoặc hỗ trợ. Hoặc cũng có thể tích luỹ để tăng hoặc giảm giá mạnh hơn tiếp diễn theo xu hướng hiện tại của nó.

Một mẫu mô hình Inside Bar.

Ý nghĩa

Về ý nghĩa, cũng khá dễ hiểu khi Inside bar sẽ cho thấy sức biến động của thị trường có xu hướng giảm nhiệt, tức giảm volum giao dịch lại. Và đó có thể xem là một giai đoạn tạm nghỉ của thị trường trước khi tìm hướng đi tiếp theo. Nếu thị trường càng bị dồn nén, tích lũy khá lâu, tức là càng có nhiều nến nhỏ bị nhốt trong nến trước, thì lực của cú bứt phá tiếp theo sẽ càng mạnh. Đó là ý nghĩa hết sức cơ bản của Inside Bar.

Cách sử dụng

Về cách sử dụng Inside Bar ta có 2 cách sử dụng, sử dụng khi được giao dịch thuận theo xu hướng khi thị trường có Trend. Cách giao dịch như vậy được gọi là giao dịch tiếp diễn theo xu hướng.

Ngược lại, ta cũng có cách sử dụng giao dịch ngược xu hướng, tức có thể được giao dịch ngược Trend từ các điểm quan trọng trên Chart. Đó có thể là các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự, và hình thức giao dịch này khi đó nó được gọi là đảo chiều, tức ngược xu hướng.

Về cách vào lệnh cũng vô cùng đơn giản, cơ bản nhất là khi có Inside Bar chúng ta vào lệnh khi kết thúc nến Inside Bar. Và cài Stoploss ở trên đỉnh hoặc dưới đáy của cây nến lớn Mother Bar.

Cách 1: Giao dịch theo thị trường đã có xu hướng

Khi giao dịch, nếu thị trường đã có xu hướng, thì việc của chúng ta là chỉ tìm tín hiệu để giao dịch thuận theo xu hướng đó mà thôi.

Điều này hoàn toàn dễ dàng và thuận lợi đối với những trader mới vào nghề, bởi vì thuận theo xu hướng chính bạn, có câu “trend is friend”.

Cách giao dịch trong trường hợp này như sau:

  • Xuất hiện nến Inside Bar trong một xu hướng
  • Xác định lực của quá trình tích lũy còn không
  • Vào lệnh Buy/Sell theo xu hướng đó
  • Dừng lỗ dưới Inside Bar
  • Chốt lời tùy theo tỉ lệ rủi ro:lợi nhuận của mỗi trader

Thật đơn giản đúng không nào, hãy nhìn hình bên dưới là một ví dụ và chúng ta có thể thực hành ngay trên đồ thị MT4 của mình luôn nhé.

Một ví dụ khi set up thuận xu hướng.

Cách 2: Giao dịch theo thị trường ngược xu hướng

Ngược lại khi giao dịch, nếu thị trường đã có xu hướng tuy nhiên Inside Bar xuất hiện ở cuối xu hướng, thì việc của chúng ta cần làm là tìm tín hiệu để giao dịch tại các mức ngưỡng hỗ trợ và kháng cự.

Với việc giao dịch ngược xu hướng này không phải là hoàn toàn dễ dàng và thuận lợi đối với những trader mới vào nghề, bởi vì các bạn không có quá nhiều kinh nghiệm để giao dịch thuận theo xu hướng này, nên hãy cân nhắc và cẩn thận.

Cách giao dịch trong trường hợp này như sau:

  • Xuất hiện nến Inside Bar
  • Xác định lực của xu hướng còn hay không
  • Xác định xem nến này có gần các vùng hỗ trợ hay kháng cự gì không
  • Vào lệnh Buy/Sell theo theo ngưỡng vùng hỗ trợ hay kháng cự đó
  • Dừng lỗ trên Inside Bar
  • Chốt lời tùy theo tỉ lệ rủi ro:lợi nhuận tùy mỗi trader

Hình bên dưới là một ví dụ minh họa:

Một ví dụ Inside Bar ngược xu hướng.

Các lưu ý cần nắm khi giao dịch mô hình Inside Bar trong thực tế:

+ Đối với những trader mới bắt đầu giao dịch, việc giao dịch ngược xu hướng là rất khó khăn vì đây là đòi hỏi người có kinh nghiệm, nên các bạn nên giao dịch theo cách thứ nhất. Việc giao dịch Inside Bar đảo chiều tức theo cách thứ 2 không đơn giản, không dành cho người mới vì các bạn cần thời gian để luyện tập một cách nhuần nhuyễn nhất.

+ Khi lựa chọn Timeframe không nên chọn quá nhỏ, việc lựa chọn khung thời gian quá nhỏ sẽ rất ảnh hưởng đến kết quả, vì nó thực sự hoạt động tốt nhất trên khung thời gian Daily trở lên. Các tín hiệu khung nhỏ thường không chính xác.

+ Nếu trường hợp có nhiều Inside Bar trong một cây nến lớn Mother Bar thì sao, hoàn toàn không sao cả, có thể có nhiều Inside Bar trong cùng 1 Mother Bar là chuyện bình thường. Đôi khi bạn thấy 2,3 thậm chí 4 Inside Bar trong cùng 1 Mother Bar. Điều này có nghĩa là thị trường sau 1 thời gian tích lũy lâu thường sẽ dẫn đến 1 sự phá vỡ mạnh mẽ, khả năng bứt phá sau đó sẽ vô cùng kinh khủng.

Cuối cùng, dù các bạn giao dịch theo trường phái nào thì việc kết hợp nhiều dữ liệu là vô cùng cần thiết, nên kết hợp thêm tin tức cơ bản từ lịch kinh tế trên các trang tin tức tài chính lớn của thế giới.

Tin Nguyen
Bài trước
Bài tiếp

Nhiều người quan tâm

Cách đọc và phân tích biểu đồ nến Nhật hiệu quả nhất
Đánh giá sàn HotForex mới nhất 2020
Đánh giá sàn Exness mới nhất 2020
Hướng dẫn mở tài khoản forex đơn giản nhất 2020
Dãy số Fibonacci là gì? Hướng dẫn cách sử dụng hiệu quả
Đánh giá sàn FBS mới nhất 2020

Comment của bạn

avatar
  Subscribe  
Notify of
Scroll Up