Trong giao dịch ngoại hối và chứng khoán, luôn luôn tồn tại 2 thực thể của 2 trường phái giao dịch, đó là phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản.
Cho dù phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản là hai trường phái có sự khác biệt, và chính sự khác biệt này các nhà phân tích cơ bản không coi trọng phân tích kỹ thuật, và ngược lại những nhà phân tích kỹ thuật thì từ chối phân tích cơ bản. Tuy nhiên, nếu hiểu rõ chúng, chúng ta hoàn toàn có kể kết hợp chúng tại với nhau gia tăng hiệu quả trong quá trình giao dịch.
Thông thường phân tích cơ bản đòi hỏi phải hiểu biết về nền kinh tế, trong khi đó phân tích kỹ thuật thường được dùng ở các trader có xu hướng giao dịch ngắn hạn hoặc giao dịch tự do với các chỉ báo kỹ thuật được tích hợp sẵn trong phần mềm giao dịch MT4.
Thế nào phân tích kỹ thuật?
Như đã nói, phân tích kỹ thuật là một phương pháp chuyên nghiên cứu về biến động giá mà không quan tâm đến các lý do khác, trong phân tích kỹ thuật, các chỉ số trên biểu đồ là công cụ đưa ra quyết định của trader, tức là dựa trên biểu đồ để có thể đưa ra quyết định giao dịch hay không.
Việc quan sát các kết quả có khả năng vượt xa nền tảng lý thuyết, do đó phân tích kỹ thuật là một khoa học thực tiễn. Các nhà đầu tư theo trường phái phân tích kỹ thuật, họ tin rằng giá cả không phải là ngẫu nhiên và chúng di chuyển phần lớn thời gian trong các mô hình có thể được xác định và khai thác và có được lợi nhuận, các mô hình này sẽ có xu hướng lặp lại các dữ liệu trong quá khứ.
Đó chính là lý do cho các hình mẫu xuất hiện đi và xuất hiện lại là hành vi của con người, của các nhà giao dịch trong mọi cặp tiền có thể giao dịch, như mô hình 2 đỉnh, 2 đáy, vai đầu vai,…
Nếu dựa trên lý thuyết thì các lý thuyết cạnh tranh khác nhau làm nền tảng cho một số kỹ thuật nhưng bạn không cần phải áp dụng bất kỳ cấu trúc lý thuyết cụ thể nào để sử dụng các kỹ thuật phân tích kỹ thuật, và đa số các lý thuyết này đều cho biết sự biến đổi trong hành động giá của sản phẩm đó trên thị trường.
Các kỹ thuật phân tích của các trader theo phân tích kỹ thuật đều dựa trên các biến động giá trong quá khứ, có tính lặp đi lặp lại, tuy nhiên nó cũng là một kỹ năng mà nhà phân tích có được từ sự luyện tập dựa trên dữ liệu có sẵn trên biểu đồ.
Trên bất kỳ biểu đồ nào, có rất nhiều cách hợp lệ để đặt các chỉ báo kỹ thuật. Các nhà giao dịch kỹ thuật thành công tương đương có thể sử dụng cùng các chỉ số và sử dụng các điểm dừng ở các vị trí khác nhau trong thực tế.
Thế nào là phân tích cơ bản?
Đây là một trường phái phân tích dựa vào các nhân tố mang tính chất nền tảng có tác động hoặc dẫn tới sự thay đổi giá cả của tiền tệ hay một sản phẩm tài chính trên thị trường.
Các nhà đầu tư theo trường phái phân tích cơ bản thường đo lường giá trị thực của một sản phẩm với các chỉ tiêu tài chính như tăng trưởng, lãi suất, lạm phát,…
Do đó phân tích cơ bản thường dựa vào những giả định như sau. Thứ nhất là mối quan hệ giữa giá trị và các yếu tố tài chính là có thể đo lường được, thứ hai là mối quan hệ này ổn định trong một khoảng thời gian đủ dài, và cuối cùng là các sai lệch của mối quan hệ sẽ được điều chỉnh lại vào thời điểm thích hợp, đó là mấu chốt.
Thông thường giá trị là mục tiêu chính trong phân tích cơ bản, một số nhà phân tích thường sử dụng các phương pháp khác nhau để đo lường độ mạnh yếu của đồng tiền. Góc độ tổng quát, phân tích cơ bản có thể được sử dụng theo phương pháp phân tích từ nhân tố vĩ mô đến nhân tố vi mô có ảnh hưởng đến thị trường gồm những yếu tố như là phân tích các điều kiện kinh tế vĩ mô, phân tích thị trường tài chính – chứng khoán, tình hình biến động địa chính trị.
Tuy nhiên trong thực tế, tùy vào mục tiêu và khả năng phân tích mà nhà phân tích có thể sử dụng các mức độ phân tích nêu trên sao cho phù hơp, xác định điểm mạnh điểm yếu của thị trường.
Có nên kết hợp phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản
Khỏi cần phải nói ta cũng hiểu được có nên kết hợp hay không, tuy rằng phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản hoàn toàn trái ngược nhau.
Một số so sánh nếu chúng ta ứng dụng như, nếu như phân tích cơ bản thường bắt đầu với các báo cáo tài chính, thì phân tích kỹ thuật thường bắt đầu phân tích với các biểu đồ.
Và phân tích cơ bản xác định giá trị của một cặp tiền tệ dựa trên tình hình kinh tế vĩ mô của một quốc gia, trong khi phân tích kỹ thuật lại chú ý đến các vùng hỗ trợ và kháng cự.
Phân tích kỹ thuật tin rằng các vùng hỗ trợ và kháng cự đã phản ánh tất cả các thông tin thông qua giá cả của nó, và phân tích kỹ thuật tập trung vào việc phân tích biểu đồ để tìm ra chiều hướng và đích đến của giá của cặp tiền.
- Xét về các khung thời gian giao dịch
Nếu như phân tích cơ bản có cách tiếp cận dài hạn để đầu tư, thường xem xét dữ liệu quý hoặc năm, và thường nắm giữ lâu dài hơn, thì phân tích kỹ thuật có cách tiếp cận ngắn hạn, có thể phân tích khung tuần, ngày, hoặc thậm chí vài phút dựa vào chart, thường giao dịch ngắn hơn, đây là sở thích của các nhà đầu tư lướt sóng.
Phân tích cơ bản tin rằng tỷ giá của cặp tiền tệ có thể tăng hoặc giảm trong ngắn hạn, nhưng sẽ đi hợp lý trong dài hạn. Còn phân tích kỹ thuật tin rằng giá phản ánh tất cả, nó có giá đó vì nó xứng đáng, và muốn tìm ra chiều hướng giá tiếp theo trong tương lai của nó.
Trên thực tế, phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản thường được coi là 2 phương pháp đối lập để phân tích và giao dịch trong thị trường forex, họ thường tranh cãi với nhau về 2 trường phái này.
Việc kết hợp phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật nên áp dụng, nhưng tùy trong mỗi điều kiện, hoàn cảnh của thị trường sẽ có sự kết hợp khác nhau, nên cần linh hoạt giữa 2 phương pháp này. Đừng quá kỳ vọng vào những gì mình muốn.
Phân tích kỹ thuật cũng nên thường xuyên theo dõi tin tức cơ từ lịch kinh tế, các sự kiện được diễn ra với lịch trình có sẵn, qua đó giúp chúng ta có tâm lý chủ động hơn trong giao dịch.