Trong đầu tư tài chính nói chung, và trong giao dịch forex nói riêng, thì các khái niệm Margin (ký quỹ), Leverage (Đòn bẩy), … là các thuật ngữ rất cơ bản mà hầu như các trader nào cũng phải nắm vững “như cháo”.
Bài học chúng ta hôm nay là tìm hiểu các khái niệm thế nào là Margin? Thế nào là Margin Call? Hay Leverage là gì? Hoặc thậm chí là các khái niệm khác liên quan như Equity, Free Margin, Margin Level, Used Margin…. Cùng bắt đầu nhé.
Nội dung
Ví dụ: Nhà đầu tư có thể giao dịch với các vị thế tương ứng đòi hỏi số tiền 10,000 đô la nhưng số vốn thực chất các Trader chỉ bỏ ra nhỏ hơn con số này nhiều, có thể là 100 đô la hoặc 500 đô la tùy vào đòn bẩy.
Bằng cách nào mà các nhà đầu tư có thể tăng số tiền đầu tư của mình lên như vậy? Đó là bằng cách mượn một khoản tiền mà các nhà đầu tư đang thiếu (như ví dụ trên nhà đầu tư chỉ có 100 đô la nhưng giao dịch với vị thế cần số vốn 10,000 đô la) từ nhà môi giới.
Bù lại sẽ phải ký quỹ một phần tiền trong tài khoản vốn của mình. Đó là cách đòn bẩy hoạt động.
Đòn bẩy có thể giúp nhà đầu tư gia tăng lợi nhuận nhanh chóng. Tuy nhiên, đồng thời rủi ro cũng từ đó mà tăng theo nếu không có chiến lược quản lý vốn chặt chẽ.
Cần lưu ý vốn Equity ở đây là vốn thực của nhà đầu tư, tức là vốn mà chưa tính toàn đòn bẩy.
Các lệnh đó đã chiếm một phần margin (ký quỹ) trong số tiền vốn của trader đó, tất cả số đặt cọc cho các lệnh giao dịch ấy được gọi là Used Margin (Ký quỹ đã được sử dụng).
Rất đơn giản, Mức kỹ quỹ – Margin Level được tính bằng lấy số vốn chia có số tiền đã sử dụng ký quỹ, sau đó nhân với 100 (vì Margin Level thường tính bằng đơn vị %). Ý nghĩa của Margin Level khá đơn giản, nó là thước đo cho mức độ chịu đựng rủi ro tài khoản của trader.
Và khi mức thua lỗ đủ lớn, vốn của chủ tài khoản đã xuống dưới mức Margin Level cho phép, khi đó Margin Call sẽ được kích hoạt. Khi đó có 2 trường hợp xảy ra:
Ví dụ cho dễ hiểu:
Giả sử có một nhà giao dịch ký gửi hay còn gọi là nạp vào tài khoản 50,000 đô la, và nhà đầu tư thực hiện giao dịch. Cũng giả sử nhà đầu tư này đã giao dịch và ký quỹ với 40,000 đô la.
Khi đó, Margin Level sẽ là 125%, vì Margin Level hiện đang là 125% và nó trên mức 100%, tại mức ký quỹ này thì nhà đầu tư sẽ bị cấm bởi nhà môi giới được mở lệnh mới (vì lúc này Free Margin không đủ) và có thể đóng (hoặc đóng một phần) lệnh giao dịch của nhà đầu tư nếu mức Margin Level này chạm đến Margin Call.
Như vậy, nếu không may Margin Level của nhà giao dịch này chạm tới Margin Call, (điều này thực sự quan trọng với nhà giao dịch, vì họ cần hiểu được quy tắc tắc lệnh của nhà môi giới khi mức ký quỹ xuống đến một mức nào đó, cụ thể là chạm Margin Call), thì nhà đầu tư cần phải nạp thêm tiền ngay lập tức nếu không muốn các lệnh giao dịch bị thanh lý. Vì nếu không nạp tiền thêm thì nhà môi giới bắt buộc phải thanh lý lệnh giao dịch của nhà đầu tư để đảm bảo Margin Level còn nằm trong khoản cho phép.
Với những khái niệm của các thuật ngữ như trên, chúng ta dễ dàng hình dung ra được cách thức của một nhà đầu tư khi giao dịch với nhà môi giới trong thị trường forex, thị trường chứng khoán nói riêng, và thị trường tài chính nói chung là như thế nào?
Vậy câu hỏi đặt ra là làm sao để sử dụng đòn bẩy một cách hiệu quả, để có margin level tốt, không ảnh hưởng đến tài khoản giao dịch? Đây quả thực là một câu hỏi nan giải kể cả dành cho các trader nhiều năm kinh nghiệm trong thị trường.
Sau đây là 3 quy tắc bạn cần làm để có một tài khoản giao dịch tốt và ổn định:
Như vậy là bạn vừa tìm hiểu qua các kiến thức cơ bản về Margin là gì? Margin call là gì? Đòn bẩy là gì? Sử dụng đòn bẩy sao cho hiệu quả?
Chúng ta sẽ gặp lại trong các bài viết tiếp theo.
Chúc thành công!
Comment của bạn