Trong bài viết trước, chúng ta đã cùng tìm hiểu về Triangle Pattern (Mô hình giá tam giác) cung cấp tín hiệu đảo chiều hoặc tiếp diễn thì ở bài viết này, chúng ta sẽ tiếp tục đi đến một mô hình giá cũng có tính chất tương tự, đó là mô hình giá Hình chữ nhật (Rectangle Pattern). Với Triangle Pattern, nhà đầu tư khó có thể xác định được hướng phá vỡ của giá thì ở mô hình này, thông qua hành động giá, trader có thể dự đoán được hướng đi của giá và không cần phải đặt lệnh theo 2 hướng như mô hình giá Tam giác.

Mô hình giá Hình chữ nhật là gì?

Mô hình chữ nhật hay Rectangle Pattern là một mô hình được hình thành khi giá bị giam hãm giữa 2 đường xu hướng hay còn gọi là 2 đường hỗ trợ và kháng cự.

Mô hình hình chữ nhật là dạng mô hình tiêu biểu nhất cho  giai đoạn củng cố xu hướng hiện tại hay là giai đoạn tạm dừng đấu đá của phe mua và phe bán, thể hiện sự tích luỹ về giá trước khi tiếp tục theo xu hướng ban đầu, xuyên suốt quá trình này giá sẽ “kiểm tra” các mức hỗ trợ và kháng cự nhiều lần trước khi bứt phá thành công.

Đặc điểm mô hình giá Hình chữ nhật

Như vậy mô hình chữ nhật về cấu tạo sẽ bị “nhốt” bởi vùng kháng cự và hỗ trợ, 2 đường này sẽ tạo ra 2 đường thẳng song song, giam cầm 1 vùng giá vào trong đó, khi giá bị mắc kẹt tại đây sẽ có xu hướng bật tưng tưng lên xuống nhiều lần.

 Nên cấu tạo của mô hình giá hình chữ nhật sẽ khác so với những mô hình chúng tôi từng giới thiệu trước đó với các thành phần chính gồm:

  • Đường kháng cự
  • Đường hỗ trợ
  • Các đỉnh hoặc đáy đi loanh quanh trong khu vực này

Diễn biến tâm lý  của mô hình chữ nhật

Từ khái niệm như trên có thể thấy, diễn biến tâm lý của phe buy và phe sell ở nguyên trong vùng  giá bị nhôt hoàn toàn ngang sức ngang tài bất biết diễn biến xu hướng trước đó là xu hướng tăng và giảm.

Bạn thấy gì khác biệt so với mô hình đảo chiều không?

Đó chính là mô hình trước đó không phải là điều kiện quan trọng nhất quyết định mô hình, mà ở đây  sau 1 xu hướng hình thành trước đó, với sự quyết liệt từ 2 phe đấu đá căng thảng dẫn đến giai đoạn này cần phải nghỉ ngơi, khi lọt vào mê hồn trận bị giam hãm bởi 2 đường kháng cự và hỗ trợ song song với nhau cho thấy không ai thực sự kiểm soát thị trường.

Sau một thời gian biến động mạnh, tăng hoặc giảm trước đó, thị trường bắt đầu rơi vào trạng thái nghỉ ngơi.

Nếu các mô hình giá như Cờ đuôi nheo, Cái Nêm hay Tam giác, giá có xu hướng hội tụ lại một điểm vì lúc này, cả 2 phe mua và bán đều đang giảm giao dịch để củng cố lực lượng và đẩy giá đi mạnh theo kỳ vọng, thì ở mô hình giá Hình chữ nhật, cả 2 phe mua và bán đều chủ động tấn công đối phương, làm cho giá liên tục di chuyển lên xuống. Khi phe bò tấn công đẩy giá đi lên thì phe gấu lập tức phản đòn kéo giá xuống lại, hành vi của cả 2 phe khiến giá cứ chạm ngưỡng kháng cự thì đi xuống, chạm ngưỡng hỗ trợ thì đi lên, tạo ra một hình chữ nhật, lên lên xuống xuống liên tục và giai đoạn này tích luỹ càng lâu thì khi 1 trong 2 phe thực sự có thể phá vỡ thường giá sẽ công phá khá mạnh.

Thế nào là một mô hình chữ nhật đẹp?

Bản thân tôi rất thích mô hình chữ nhật, bởi vì giai đoạn diễn ra mô hình cũng chính là lúc 2 phe đang giằng co, đánh nhau kịch liệt, cũng có thể xem là một giai đoạn củng cố xu hướng.

Sau đó, nếu đi  theo đúng kịch bản tức là tiếp tục xu hướng ban đầu, thì chúng sẽ mang lại giá trị hiệu quả rất cao. Vì thế giai đoạn tích luỹ này càng lâu bao nhiêu, quá trình giá đi sẽ càng xa bấy nhiêu. Tuy nhiên, ở phần đầu chúng tôi có nói mô hình hình chữ nhật sẽ kha khá giống với mô hình 3 đỉnh hoặc 3 đáy. Chính vì thế các bạn cần phải phân biệt kĩ lưỡng 2 loại mô hình này để tránh nhầm lẫn. 

Như vậy 1 mô hình chữ nhật chuẩn chỉnh thì giá cần phải đập vào đường xu hướng ít nhất 2 lần, như vậy tổng sẽ là 4 lần giá chạm phải 2 đường xu hướng này.

Các bạn lưu ý, với mô hình chữ nhật 2 đường xu hướng thường phải nằm ngang, song song với nhau, để khi giá bật lên giữa hai mức, thiết lập vùng hỗ trợ ở dưới cùng và đường kháng cự ở trên cùng, lúc này 2 đường xu hướng mới có thể trói được toàn bộ vùng giá nằm trong vùng này.

Đôi lúc 1 trong 2 đường xu hướng có thể sẽ hơi dốc 1 chút, nhưng không được quá dốc, nếu như vậy nó sẽ không còn đúng với tinh thần của mô hình chữ nhật mà là biến thể của 1 dạng mô hình khác.

Như ví dụ chúng tôi lấy ở đây cho các bạn, ngay tại khung H1 vàng đã đập lên đập xuống 3 lần vùng kháng cự và 2 lần vùng hỗ trợ, tổng là 5 lần.

Sau khi va đập giữa 2 phe đánh nhau không thành công, cuối cùng phe buy đã chiến thắng, vùng lên và giá đã tiếp tục xu hướng tiếp diễn ban đầu đấy là xu hướng tăng.

Ngoài ra, đây là kinh nghiệm cá nhân của tôi để phân biệt mô hình giá hình chữ nhật và mô hình 3 đỉnh, 3 đáy đó là các bạn nên để ý các phá vỡ giả: với mô hình giá chữ nhật tăng thì sẽ thấy nhiều cây nến phá vỡ giả tại vùng hỗ trợ, trong khi đó với mô hình tiếp diễn giảm sẽ hay thấy phần phá vỡ giả này tại vùng kháng cự.

 Trong ví dụ trên thì tại vòng tròn đầu tiên, giá cố tình vượt lên trên đường kháng cự tuy nhiên không thành công cho nên rút chân và cuối cùng vẫn nằm ở trong khu vực giữa 2 đường hỗ trợ và kháng cự như các bạn thấy.

Phá vỡ giả này sẽ mang lại cho các bạn rất nhiều các thông tin thú vị và nếu như để ý các bạn cũng có thể sử dụng nó như là một trong những điểm để xác định được xu hướng và tâm lý giữa 2 phe trong quá trình này như thế nào. Bên cạnh đó, một điểm nữa chúng tôi quan sát thấy mô hình chữ nhật sẽ hơi khác so với mô hình 3 đỉnh 3 đáy ở chỗ: trước khi giai đoạn phá vỡ qua khỏi vùng khoanh tròn chẳng hạn thì giá lúc đấy thường với một xu hướng tiếp diễn tăng hay tạo ra được các đáy cao hơn để phá lên trên còn đối với một xu hướng tiếp diễn giảm thì sẽ tạo các đỉnh thấp hơn và đi xuống dưới như hình.

Cho nên khi thấy giá đã va đập vào các vùng kháng cự và hỗ trợ này rất là nhiều lần nhưng không phá vỡ và xác định được xu hướng trước đó là xu hướng gì thì có thể đứng ngoài cân nhắc. Trong quá trình quan sát này các bạn sẽ xác định xem đây là mô hình tiếp diễn hay là mô hình đảo chiều. Hoặc bạn bắt buộc phải chờ giá phá vỡ qua khỏi những các vùng chúng tôi khoanh tròn ở trên thì các bạn mới tiến hành vào lệnh các bạn nhé.

Hướng dẫn giao dịch mô hình hình chữ nhật

Một trong những điểm khiến trader rất dễ nhầm tưởng là mô hình chữ nhật cũng xuất hiện ở 2 vị trí là đỉnh của xu hướng tăng và đáy của xu hướng giảm. Chính vì thế ,nhiều khi không để ý các bạn có thể sẽ cho rằng sau giai đoạn nghỉ ngơi này gió sẽ đảo chiều, nhưng thực tế cho thấy  khi thời gian tạm nghỉ kết thúc, giá sẽ tiếp tục đi theo xu hướng ban đầu.

Ở ví dụ dưới đây, sau một quá trinh nghỉ ngơi tích lũy, vàng đã tăng rất kinh khủng từ 1800 mà lên đến tận 1980, 180 giá tương đương 1800 pips.

Chính vì thế, ở những lúc như thế này mà các bạn xác định sai dạng mô hình thì việc lệnh của các bạn gây rủi ro rất lớn. Vì vậy, việc đưa ra những kịch bản và hiểu rõ mô hình thì sẽ cực kì hữu hiệu, đặc biệt là những dạng mô hình sideway tích lũy như thế này, nó rất hay xuất hiện ở trong trường hợp mà thị trường đang nín thở chờ tin ra như tin liên quan đến cục dự trữ liên bang, liên quan đến lãi suất, liên quan đến bảng tin phi nông nghiệp chẳng hạn.

Bây giờ, để giao dịch với mô hình giá hình chữ nhật các bạn sẽ phải xác định mô hình đó có phải là mô hình chữ nhật hay không.

Tất nhiên bước đầu tiên  các bạn phải xác định xu hướng đã . Nếu như giá phá vỡ, ở đây nó đang là xu hướng tăng, giá phá vỡ cạnh trên đi lên như thế này thì đó sẽ là mô hình chữ nhật.

Đặc biệt là các bạn nên để ý quan sát những lần mà giá va chạm vào đường biên. Thì mới những dạng như thế này, như hình dưới, giá đã rất nhiều lần muốn lên nhưng đều không lên được nên đã chui vào trong hai đường hỗ trợ và kháng cự, và ở những đoạn này.

Thậm chí ở đây, khi mà giá phá lên đây nhưng mà những cây nến này chưa đóng hoàn toàn ở trên đây với với khung H1 là những 1, 2,3 và sau 3 cây nến mon men tại khu vực này thì giá mới hoàn toàn nằm ở trên vùng này và bắt đầu tiến về phía trước nên việc quan sát kĩ lưỡng cả 2 dạng sẽ cung cấp cho các bạn rất nhiều thông tin để vào lệnh.

Về cơ bản, cách chốt lời của mô hình chữ nhật nó có thể sẽ giống như các mô hình khác mà chúng tôi từng hướng dẫn trước đó là bạn có thể đo khoảng cách từ đường kháng cự đến đường hỗ trợ để xem nó là bao nhiêu, từ 1814 mà xuống 1795, 19 giá, tương đương với 190 pips và sau đó con số mà nó bay thực sự là lên đến tận 1900 pips. Tuy nhiên, với 190 pips cũng đủ cho bạn cực kì thỏa mãn rồi đúng không?

Và đây, đối với đồng EU:

Xu hướng trước đó là một xu hướng giảm rất mạnh, tới đoạn này giá hồi lên nhưng không bao nhiêu đặc biệt là giá còn không vượt quá vùng này. Và sau khi thoát khỏi  vùng sideway thì giá tiếp tục giảm rất mạnh.

Ở trong phần thế nào là mô hình chữ nhật đẹp chúng tôi có nói với các bạn, với mô hình chữ nhật nó hơi khác so với mô hình 3 đỉnh 3 đáy ở điểm đó là nó không dứt khoác tạo các đỉnh như thế này mà vì cái quá trình này nó là quá trình sideway thế cho nên là đáy đỉnh so với xu hướng trước đó nó có thể sẽ, một là với xu hướng giảm sẽ thấp dần đi như các bạn nhìn thấy ở hình dưới, so với 2 đỉnh phía trên này thì rõ ràng là đã thấp dần đi, đỉnh thấp hơn đáy thấp hơn và trước đó là một xu hướng giảm cho nên khi lên đây không bứt phá được thì giá đã giảm rất là mạnh.

Và các bạn cũng để ý, hầu hết các mô hình chữ nhật này bật lên 2 vùng biên đường hỗ trợ và kháng cự với tổng số lần ít nhất là 4 lần trở lên và thậm chí nó sẽ không phải là 1 2 cây đâu các bạn nhé, quá trình va đập này như ở những phần này bạn xem, bạn sẽ thấy rất rất là nhiều.

Nó là một cuộc chiến dằn co vô cùng mãnh liệt như ở đây có những 3 cây H4 , tới đây khúc này có 8 cây H4 liền liên tiếp nghĩa là trong vòng hơn 1 ngày, giá nó chỉ loanh quanh lẩn quẩn ở vị trí này trước khi đi lên để tạo thêm được một đỉnh tiếp theo nhưng vẫn không bám trụ nên xuống đây các bạn thấy không, mặc dù đã có nến rút chân phá vỡ giả thế nhưng mà tới đây tạo ra một đỉnh thấp hơn so với đỉnh này và cái quá trình trước đó nó là một xu hướng giảm rất là mạnh thế nên sau khi giá phá vỡ khỏi đường hỗ trợ, giá đã giảm rất xa.

Đối với tất cả các dạng mô hình này thì  chốt lời các bạn cứ đo trong khoảng cách giữa kháng cự và hỗ trợ để ước lượng, còn đối với  cắt lỗ thì nếu như nó hình thành các đỉnh thấp hơn như thế này thì các bạn chỉ cần đặt  cắt lỗ có thể đặt ở trên đỉnh đó nếu như các bạn đánh lướt sóng còn trong trường hợp các bạn đánh ở những khung lớn hơn chẳng hạn, các bạn bắt buộc phải đặt vượt quá qua đường kháng cự phía trên.

Một số thắc mắc về mô hình chữ nhật

Mô hình chữ nhật xuất hiện ở đâu?

Dựa vào xu hướng chính của thị trường trước khi hình thành mô hình giá Hình chữ nhật thì chúng ta có thể chia mô hình này thành 2 loại: mô hình giá Hình chữ nhật tại đỉnh và mô hình giá Hình chữ nhật tại đáy.
Mô hình giá Hình chữ nhật tại đỉnh: được hình thành sau một xu hướng tăng và xuất hiện tại đỉnh của xu hướng tăng đó.
Mô hình giá Hình chữ nhật tại đáy: được hình thành sau một xu hướng giảm và xuất hiện tại đáy của xu hướng giảm đó.

Thế nào là Một mô hình chữ nhật chuẩn chỉnh?

Mô hình giá Hình chữ nhật thật sự có hiệu lực khi  đi qua ít nhất 2 đỉnh tức là đi qua vùng kháng cự và đi qua ít nhất 2 đáy tức đường hỗ trợ.

Với mô hình giá hình chữ nhật có cần xác định xu hướng trước đó không?

Tốt nhất vẫn nên xác định xu hướng bởi mô hình giá hình chữ nhật rất dễ bị nhầm lẫn với mô hình 3 đỉnh, 3 đáy, nên việc xác định rõ xu hướng trước đó để khi giá break hay phá vỡ xu hướng nếu ngược với xu hướng ban đầu, thì đó là dạng mô hình đảo chiều, còn sau khi phá vẫn vẫn 1 lòng sắc son chung thuỷ đi theo xu hướng ban đầu thì đó là mô hình tiếp diễn.

Trên đây là toàn bộ những hướng dẫn của chúng tôi về mô hình giá hình chữ nhật. Chúng tôi hi vọng những hướng dẫn này sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình giao dịch forex. Nếu như các bạn có bất kỳ  thắc mắc gì thì các bạn cứ để lại bình luận bên dưới, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn.

Chúc các bạn thành công.

Hoc Forex Mien Phi

Các bài viết liên quan