Mô hình Bullish Harami (Mẹ bồng con) là cụm 2 nến đảo chiều rất dễ nhận diện. Mẫu nến này cho tín hiệu mạnh vừa phải nhưng mang lại tỷ lệ risk/reward rất tốt khi vào lệnh. Mô hình này xuất hiện tương đối thường xuyên trên thị trường forex ở các khung thời gian khác nhau. Do đó nếu biết cách sử dụng chúng, bạn có thể tạo ra những cơ hội giao dịch hiệu quả.
Nội dung
Bullish Harami (Mẹ bồng con) là một mô hình nến Nhật cơ bản, gồm 2 nến, nến thứ nhất giảm dài, bao phủ lấy cây nến tăng thứ hai, giống như hình ảnh người mẹ đang bế con. Mô hình thường xuất hiện trong xu hướng giảm và cho tín hiệu đảo chiều tăng.
Đối với những trader theo trường phái price action, đôi khi họ gọi mô hình này là Inside Bar.
Ngoài ra, mô hình đối nghịch với Bullish Harami là Bearish Harami, còn được xem là phiên bản lỗi của mẫu Dark Cloud Cover.
Trên thị trường forex, mô hình Bullish Harami phải có đầy đủ những đặc điểm sau đây:
Như vậy bạn cần nhớ rằng Bullish Harami xuất hiện ở cuối xu hướng giảm, với 2 nến, nến đầu giảm, nến sau tăng nhưng chiều cao ngắn. Bullish Harami chỉ ra thị trường đã bắt đầu giằng co và có khả năng kết thúc xu hướng giảm. Mô hình này không mạnh bằng các mẫu nến đảo chiều điển hình như Bullish Engulfing, nhưng độ tin cậy của Bullish Harami cũng ở mức trung bình vừa phải.
Người Nhật cho rằng khi xu hướng giảm giá đã kéo dài một thời gian, thị trường sẽ trở nên cẩn thận và dè chừng hơn trước khi muốn đi xuống tiếp.
Ở mô hình Bullish Harami, cây nến đầu tiên có thân rất dài thể hiện lực giảm mạnh. Tuy nhiên, ở phiên giao dịch tiếp theo, thị trường lại trong tình trạng giằng co khi giá đi trong một biên độ hẹp. Bên bán tạm thời không còn áp đảo bên mua như trước, sự dè chừng đã xuất hiện.
Mặc dù vậy, cần phải quan sát thêm diễn biến sau đó để xác định liệu giá đã đảo chiều hay chỉ là một sự ngừng lại tạm thời trước khi tiếp tục xu hướng.
Dưới đây là ví dụ về Bullish Harami trong thực tế. Trên biểu đồ này, ta thấy thị trường ban đầu đang giảm với độ dốc khá lớn. Sau đó, GBPUSD đi ngang khoảng 20 phiên giao dịch trước khi tiếp tục phá xuống một nhịp nữa với 2 nến đỏ rất dài.
Tưởng chừng như đồng Bảng Anh sẽ bị bán đổ bán tháo sau diễn biến đó. Nhưng không, trong phiên tiếp theo, giá đã tạo ra một cây nến xanh có thân nhỏ nằm trọn trong nến trước đó. Mô hình Bullish Harami được tạo ra, xu hướng giảm kết thúc và thị trường đảo chiều sang tăng.
Như có nói ở phần trước, tín hiệu của mô hình Bullish Harami chỉ ở mức trung bình vừa phải. Do đó để tăng xác suất thắng, bạn cần kết hợp thêm một số yếu tố khác, ví dụ như dùng chỉ báo RSI để xem thị trường đã quá bán chưa.
Nếu đã có yếu tố hỗ trợ, điểm vào lệnh mua sẽ là phía trên râu nến thứ 2 khoảng 1 – 2 pips. Tại sao? Bởi vì tín hiệu mẫu nến này không quá mạnh nên chúng ta cần thị trường đi lên để xác nhận thêm xu hướng. Nếu vội vàng vào lệnh ngay khi nến con đóng cửa, có thể bạn sẽ bị “phản bội” không kịp trở tay nếu giá từ chối đảo chiều và lại tiếp tục mạch giảm.
Trong hình minh họa bên trên, mô hình Bullish Harami đã xuất hiện khi thị trường đi vào vùng quá bán. Đây là tín hiệu cho phép đặt lệnh mua. Điểm dừng lỗ nên được đặt bên dưới mức đáy vừa mới được tạo ra. Ưu điểm ở đây là mức dừng lỗ của chúng ta khá ngắn, do đó để tránh thị trường bị nhiễu trong ngắn hạn, bạn có thể đặt điểm dừng lỗ cách đáy thêm một vài pips như ví dụ minh họa bên trên.
Vì Bullish Harami xuất hiện ở đầu xu hướng tăng do đó mức chốt lời có thể sẽ được đặt khá xa. Để an toàn, bạn nên chia mức chốt lời của mình thành 2 phần và đặt chúng vào các ngưỡng kháng cự, hay các mức đỉnh/đáy trước đây.
Trên đây là các đặc điểm nhận dạng cũng như chiến thuật giao dịch với mô hình nến Bullish Harami. Thực tế, Bullish Harami là mẫu mô hình nến đảo chiều cho tín hiệu trung bình. Vì lẽ đó, bạn nên kết hợp cùng các loại chỉ báo khác để mang lại hiệu quả tốt hơn. Chúc các bạn thành công!
Comment của bạn