Bullish Kicking (Cú đá đẩy giá tăng) là một mô hình có thể hiếm khi xuất hiện nhưng một khi mẫu nến này được tạo ra, nó sẽ cho tín hiệu tăng giá rất mạnh. Đối ngược với Bullish Kicking là mô hình Bearish Kicking, cho tín hiệu giảm. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn đặc điểm cơ bản của hai mô hình và cách sử dụng chúng hiệu quả trong giao dịch thực tế.

Bullish Kicking và Bearish Kicking là gì?

Bullish Kicking hoặc Bullish Kicker (Cú đá đẩy giá tăng) là mô hình gồm 2 nến, một nến marubozu giảm và một nến marubozu tăng được  “kết nối” với nhau bằng một khoảng trống (gap).

Để giúp ghi nhớ mô hình này tốt hơn, bạn có thể tưởng tượng hình ảnh một cầu thủ thả quả bóng xuống sân. Quả bóng sau khi rơi xuống sẽ nảy lên, tạo một khoảng trống so với mặt cỏ. Lúc này chàng cầu thủ mới tung ra một cú đá, cuối cùng quả bóng sẽ bay lên cao.

Đối ngược với mô hình Bullish Kicking là Bearish Kicking hoặc Bearish Kicker (Cú đá đẩy giá giảm). Mô hình này bắt đầu với nến marubozu tăng, sau đó xuất hiện gap và tạo ra một nến marubozu giảm.

Đặc điểm của Bullish Kicking và Bearish Kicking

Mô hình Bullish Kicking có những đặc điểm sau:

  • Thường nằm cuối xu hướng giảm nhưng đôi khi vẫn có thể xuất hiện ở xu hướng tăng.
  • Là mô hình tăng giá
  • Nến đầu tiên là marubozu giảm
  • Nến thứ hai phải nằm phía trên nến thứ nhất, và là một cây marubozu tăng.

Ngược lại, là mô hình Bearish Kicking:

  • Thường nằm cuối xu hướng tăng nhưng đôi khi vẫn có thể xuất hiện ở xu hướng giảm.
  • Là mô hình giảm giá
  • Nến đầu tiên là marubozu tẳng
  • Nến thứ hai phải nằm phía dưới nến thứ nhất, và là một cây marubozu giảm.

Bạn cũng nên nhớ rằng khi nến thứ hai được hình thành, nó không nên di chuyển vào vùng vùng gap đã tạo ra trước đó, nghĩa là không có bóng nến phía dưới đối với Bullish Kicking và không có bóng trên đối với Bearish Kicking. Độ tin cậy của mô hình này là khá cao, bởi thị trường di chuyển rất mạnh mẽ và dứt khoát

Ví dụ thực tế của mô hình Bullish Kicking và Bearish Kicking

Dưới đây là một ví dụ về mô hình Bullish Kicking trên biểu đồ cổ phiếu Investco. Ở đây, Bullish Kicking xuất hiện ở giữa xu hướng tăng với khoảng gap khá nhỏ. Sau khi mô hình này, giá cổ phiếu đã tiếp tục xu hướng khá mạnh mẽ.

Diễn biến tâm lý của mô hình Bullish Kicking và Bearish Kicking

Diễn biến tâm lý mô hình Bullish Kicking: Cây nến đầu tiên giảm mạnh xuống dưới nhưng bất ngờ lại gặp phải lực cản lớn. Điểm mấu chốt ở đây là thị trường đã phản ứng lại bằng sự bùng nổ của giá, đến nỗi nó vượt lên trên cả cây nến marubozu trước đó (một nến giảm giá mạnh) và tạo ra gap, rồi lại kết thúc phiên với một cây nến marubozu ở chiều ngược lại.

Bullish Kicking mô tả sự thay đổi tâm lý đám đông một cách vô cùng mạnh mẽ. Như một cú đá kích hoạt cho một đợt tăng giá mới nổ ra.

Hướng dẫn giao dịch với mô hình Bullish Kicking và Bearish Kicking

Ở đây chúng tôi trình bày phương pháp giao dịch với mô hình Bullish Kicking. Đối với Bearish Kicking, cách thức thực hiện sẽ ngược lại.

Hướng dẫn giao dịch Bullish Kicking

Bullish Kicking là một mô hình cho độ tin cậy cao do đó chúng ta có thể vào lệnh Buy ngay sau khi cây nến số 2 kết thúc. Tuy nhiên nếu thấy tín hiệu yếu như mô hình gap nhỏ, thân nến ngắn, có râu thì chúng ta có thể đặt lệnh chờ mua tại mức giá mở cửa của nến thứ hai. Dưới đây là ví dụ minh họa trên biểu đồ cổ phiếu Facebook trên khung thời gian 5 phút. Sau khi vào lệnh mua, giá đã có một nhịp điều chỉnh nhẹ xuống dưới trước khi tăng lên.

Điểm dừng lỗ nên được đặt bên dưới mức thấp nhất của nến thứ nhất.

Điểm chốt lời có thể được đặt ở các vùng kháng cự hoặc chúng ta có thể thoát lệnh khi thấy có tín hiệu xu hướng tăng bị phá vỡ. Chẳng hạn ở ví dụ bên dưới, giá cổ phiếu đã tăng lên trong mô hình Nêm Tăng (Rising Wedge), do đó khi mô hình Nêm Tăng bị phá vỡ, chúng ta sẽ đóng vị thế

Hướng dẫn giao dịch Bearish Kicking

Phương pháp giao dịch với Bearish Kicking cũng tương tự Bullish Kicking nhưng ở chiều ngược lại. Dưới đây là một ví dụ minh họa về cách vào lệnh với mô hình này. Đay là cổ phiếu của công ty Pandora Media trên khung 1 phút.

Như bạn có thể nhận thấy trong hình minh họa, điểm vào lệnh ở đây có chút khác biệt so với ví dụ về Facebook bên trên. Ở đây, khoảng gap giữa 2 nến nhỏ hơn, độ cao của nến cũng không quá vượt trội hơn so với các nến trước đó. Chính vì vậy để giảm thiểu khoảng cách dừng lỗ, chúng ta đợi giá đi lên để đặt lệnh bán xuống sẽ an toàn hơn.

Giao dịch sẽ được chốt lời nếu giá phá lên đường kênh giảm giá (xem hình minh họa).

Lời kết

Bullish Kicking là một mô hình gồm 2 nến, cho tín hiệu tăng giá, đối ngược với nó là mô hình Bearish Kicking cho tín hiệu giảm giá. Đặc trưng của mẫu này là giá đảo chiều mạnh đến nỗi tạo ra một khoảng gap và một nến marubozu theo chiều ngược lại. Với những kiến thức trong bài viết này, hy vọng bạn đã biết cách giao dịch khi gặp phải mô hình trên.

Bạn vừa đọc bài viết: Mô hình nến Bullish Kicking và Bearish Kicking

Đừng quên ThíchChia sẻ bài viết này bạn nhé!

Các bài viết liên quan

Bình luận
Subscribe
Notify of
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments