Piercing Pattern (Đường nhọn) là mô hình đối lập với Dark Cloud Cover (Mây đen bao phủ). Đây là cụm 2 nến thường xuất hiện tại đáy xu hướng giảm, trước khi thị trường đảo chiều đi lên. Mô hình này xuất hiện khá thường xuyên trên các biểu đồ do đó bạn nên nắm vững đặc điểm nhận dạng, hiểu về mô hình và biết cách giao dịch với chúng để tạo ra nhiều cơ hội sinh lợi hơn trên thị trường.

Piercing Pattern là gì?

Mô hình Piercing Pattern (Đường Nhọn) xuất hiện tại đáy của một xu hướng giảm, được tạo ra từ một cây nến dài hướng xuống, theo sau là một nến tăng đẩy ngược lên.

Từ hình minh họa phía dưới, có thể dễ dàng nhận ra nếu ghép 2 cây nến này lại với nhau, chúng ta sẽ thu được mô hình Hammer, cũng là một mẫu nến đơn đảo chiều rất phổ biến.

Đặc điểm của Piercing Pattern

Mô hình Piercing Pattern phiên bản nguyên gốc được mô tả như sau:

  • Xuất hiện tại đáy xu hướng giảm
  • Nến đầu tiên: Là một nến giảm có thân dài
  • Nến thứ hai: Phải mở cửa thấp hơn đáy của cây nến đầu tiên tức là xuất hiện một khoảng trống (gap), sau đó tăng và đóng cửa bên trên điểm giữa của cây nến thứ nhất.

Còn đối với thị trường forex, với đặc điểm ít các khoảng trống giá (gap), mô hình Piercing Pattern có những đặc điểm nhận dạng sau:

  • Xuất hiện tại đáy xu hướng giảm
  • Nến đầu tiên: Là một nến giảm có thân dài
  • Nến thứ hai: Không nhất thiết giá mở cửa phải nằm phía dưới nến thứ nhất nhưng phải là nến tăng và có đóng cửa trên 50% cây nến thứ nhất

Độ tin cậy của mô hình Piercing Pattern

Piercing Pattern không cho tín hiệu mạnh như một số mô hình khác chẳng hạn Bullish Engulfing. Do đó, khi sử dụng mô hình này, trader cần phải lưu ý các yếu tố sau để có thể tăng xác suất thành công:

  • Nến thứ 2 tăng dài và có khối lượng lớn: Cho thấy nhiều trader đã rơi vào bẫy và có thể tìm cách để thoát lệnh, tạo lực mua
  • Nến thứ hai đẩy lên càng cao so với nến giảm thứ nhất thì xác suất đảo chiều sẽ càng lớn
  • Nếu thị trường đang trong xu hướng giảm, mô hình Piercing Pattern sẽ phát huy tác dụng tốt hơn nếu giá đã đi vào vùng quá bán. Chúng ta có thể dùng các chỉ báo như RSI hoặc Stochastic để kiểm tra điều này.
  • Còn khi thị trường đang di chuyển trong một phạm vi giao dịch , tức là giá di chuyển lên xuống giữa 2 vùng kháng cự/hỗ trợ thì mô hình Piercing Pattern sẽ lợi hại hơn nếu nó diễn ra ngay tại ngưỡng kháng cự.

Diễn biến tâm lý của mô hình Piercing Pattern

Mô hình Piercing Pattern được tạo ra bởi diễn biến tâm lý như sau:

Thị trường đang đi xuống và tiếp tục giảm mạnh, phe bán với sự hưng phấn đã tạo ra một cây nến thân rất dài và đưa giá xuống một khu vực mới, có vẻ như bên mua đang rơi vào thế bị động.

Tuy nhiên sau đó giá đã bất ngờ gặp phải lực cản ngược chiều, đẩy giá đi khá xa, lên cao hơn nửa cây nến số một. Thị trường đã từ chối mức giá trước đó và thấy phe mua đã quay lại làm chủ tình thế.

Khi xuất hiện Piercing Pattern, những người đứng ngoài sẽ bắt đầu ái ngại và đặt câu hỏi liệu lức bán có còn đủ mạnh để tiếp tục xu hướng giảm không. Trong khi đó, những trader đã vào lệnh bán trước đó sẽ cảm thấy bối rối khi giá đột ngột đi lên, gây ra các khoản lỗ.

Hướng dẫn giao dịch với mô hình Piercing Pattern

Như đã nói, Piercing Pattern có độ mạnh vừa phải do đó chúng ta khó mà dựa vào mô hình đơn lẻ này để giao dịch. Chiến lược khôn ngoan ở đây là nên kết hợp thêm với các chỉ báo kỹ thuật khác để xác định vùng quá bán, vùng hỗ trợ hoặc tìm tín hiệu phân kỳ. Bên cạnh đó, chúng ta cần quan sát toàn cảnh thị trường để đánh giá tình hình chứ không chỉ nhìn vào một cây nến duy nhất. Chúng tôi sẽ có ví dụ bên dưới.

Sau khi có thêm các yếu tố hỗ trợ, chúng ta có hai cách để vào lệnh đối với mô hình Piercing Pattern. Cách đầu tiên là vào lệnh ngay khi cây nến thứ hai của mô hình kết thúc. Cách thứ hai là kiên nhẫn đợi thêm một cây nến nữa, nếu cây nến này tiếp tục tăng lên và break qua khỏi cây nến thứ nhất. Cách vào lệnh thứ hai sẽ an toàn và chắc chắn hơn tuy nhiên tỷ lệ Risk/Reward sẽ không hấp dẫn bằng cách vào lệnh thứ nhất.

Hình minh họa bên trên xuất hiện cụm nến Piercing Pattern trên biểu đồ ngày của cặp EURUSD. Như bạn có thể thấy, lúc mô hình xuất hiện cũng là lúc chỉ báo RSI đi vào vùng quá bán (oversold). Chúng ta vào lệnh ngay khi cây nến màu xanh hoàn thành.

Điểm chốt lời (Take profit) và dừng lỗ (Stop loss)

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mô hình Piercing Pattern thường sẽ bị phá vỡ nếu mức đáy của mô hình bị phá vỡ, do đó chúng ta có thể đặt cắt lỗ ngay dưới đáy vừa tạo ra. Điểm chốt lời sẽ được đặt tại các ngưỡng hỗ trợ bên trên.

Lời kết

Piercing Pattern là một mẫu nến đảo chiều, tương tự như Bullish Engulfing nhưng độ mạnh yếu hơn. Mô hình này xuất hiện ở cuối xu hướng giảm và giai đoạn đầu của xu hướng tăng nên có tỷ lệ Risk/Reward khi vào lệnh rất hấp dẫn. Tuy nhiên, để tăng được xác suất thành công khi giao dịch, chúng ta cần kết hợp sử dụng các chỉ báo kỹ thuật khác hoặc phân tích các vùng hỗ trợ/kháng cự, tùy theo trạng thái của thị trường là đang có xu hướng hay đang di chuyển trong phạm vi giao dịch.

Bạn vừa đọc bài viết: Mô hình nến Piercing Pattern – Nến Xuyên

Đừng quên ThíchChia sẻ bài viết này bạn nhé!

Các bài viết liên quan

Bình luận
Subscribe
Notify of
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments