Upside Gap Tasuki (Gap tăng Tasuki) là một mẫu hình nến Nhật cho tín hiệu tiếp diễn xu hướng tăng. Mô hình này cho thấy bên mua đang chiếm thế chủ động và vẫn có thể đứng vững trước đợt tấn công của bên bán, củng cố xu hướng tăng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn đặc điểm, ý nghĩa và chiến lược giao dịch với Upside Gap Tasuki.
Upside Gap Tasuki là gì?
Upside Gap Tasuki (gap tăng Tasuki) là mô hình tiếp diễn xu hướng tăng với đặc trưng là các khoảng gap tăng (khoảng trống tăng). Mẫu nến này tương tự như Upside Gap Two Crows, nhưng khác ở chỗ nến số 2 trong mô hình là nến tăng và nến thứ 3 phải lấp đầy gap.
Đặc điểm của Upside Gap Tasuki
Một mẫu nến Upside Gap Tasuki phải có đầy đủ những đặc điểm sau:
- Thị trường đang trong xu hướng tăng
- 2 cây nến đầu tiên đều là 2 nến dài và có một khoảng gap giữa chúng
- Nến số 3 mở cửa bên trong thân nến thứ 2
- Nến số 3 phải giảm xuống lấp đầy gap đã được tạo ra bởi hai cây nến trước đó
Upside Gap Tasuki cho tín hiệu tiếp diễn xu hướng nhưng với độ tin cậy khá thấp. Bạn cần nhớ rằng điểm quan trọng của mô hình là hai cây nến đầu tiên đều phải là nến tăng, có độ dài tương tự nhau và bắt buộc phải có gap ở giữa.
Mô hinh sẽ đáng tin cậy hơn nếu xu hướng tăng hiện tại là mạnh, giá nằm trên đường EMA chẳng hạn.
Diễn biến tâm lý của mô hình Upside Gap Tasuki
Hai cây nến đầu tiên tăng mạnh đồng thời có gap tăng chứng tỏ sức mạnh của xu hướng tăng đang được được củng cố. Sau khi giá tăng lên một mức cao mới, bên bán bắt đầu hành động quyết liệt hơn để đẩy giá xuống tuy nhiên điều quan trọng là họ không thể lấp đầy được khoảng gap được tạo ra trước đó. Như vậy xu hướng tăng vẫn duy trì được sức mạnh của mình cho cho tín hiệu tiếp diễn.
Hướng dẫn giao dịch với mô hình Upside Gap Tasuki
Như đã đề cập trong phần trước, mô hình này có độ tin cậy không cao do đó cần có thêm những sự xác nhận khác. Một phương pháp có thể được sử dụng để giao dịch với Upside Gap Tasuki là chiến lược breakout, mua nếu giá vượt lên trên đỉnh của mô hình. Khi vào lệnh, điểm dừng lỗ có thể được đặt bên dưới đáy nến thứ 3 một vài pip và điểm chốt lời sẽ được đặt ở ngưỡng kháng cự gần nhất bên trên. Tuy nhiên, trước khi vào lệnh hãy tính toán tỷ lệ risk/reward xem có xứng đáng để chúng ta giao dịch hay không.
Ví dụ thực tế của mô hình Upside Gap Tasuki
Dưới đây chúng tôi đưa ra 2 ví dụ:
Trong ví dụ thứ nhất, chúng ta thấy có một mẫu nến thỏa mãn tất cả điều kiện của mô hình Upside Gap Tasuki: xuất hiện trong xu hướng tăng, có gap và nến thứ 3 không thể lấp đầy gap. Giá sau đó đã phá lên đỉnh mô hình và tiếp diễn xu hướng tăng.
Ở ví dụ thứ hai, một mẫu nến tương tự cũng đã xuất hiện. Tuy nhiên nó không thỏa mãn tất cả điều kiện của mô hình Upside Gap Tasuki bởi vì mẫu nến này được hình thành trong xu hướng giảm. Như vậy ở trường hợp này, chúng ta không nên tham gia giao dịch, cho dù sau đó giá đã tăng thật.
Tổng kết
Trong bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn mô hình Upside Gap Tasuki và cách sử dụng trong giao dịch.
Tuy nhiên, mỗi thị trường có một đặc điểm riêng, do đó bạn cần thực hiện backtesting để kiểm tra xem mô hình có hoạt động trong quá khứ hay không. Chúc bạn thành công!
Bình luận