Chiến sự giữa Nga và Ukraine đang làm cho vàng tăng đột biến, đã quay lại mốc 2000 USD/Ounce, khiến nhiều trader đứng ngồi không yên. Không bàn luận các vấn đề về chính trị, trong khuôn khổ bài viết này, Kienthucforex muốn đưa cho các bạn cái nhìn rõ nét, thông qua 1 số thời điểm cụ thể, về tác động của chiến tranh tới vàng, giúp bạn hiểu hơn về các “cơn điên” của vàng, để biết thắt chặt quản lý vốn, tránh rủi ro cho tài khoản một cách tốt nhất.

Cuộc đối đầu Iran & cựu Tổng thống Trump (01/2020), khiến vàng tăng 370 Pip ngay khi phiên Á mở cửa!

Vào tháng 1/2020, cựu tổng thống Donald Trump ra lệnh tiêu diệt tướng Iran Qassim Soleimani với mục đích “ngăn chặn cuộc chiến tranh mà chúng tôi thực sự không muốn bắt đầu.”

Trump nói: “Tướng Iran Qassim Soleimani đang âm mưu về các cuộc tấn công, đặc biệt muốn nhắm vào nhiều nhà ngoại giao và nhân viên Mỹ, nên chúng tôi đã kết liễu ông ta.” Ngay sau đó, Iran cho biết họ sẽ trả đũa vì cái chết của vị tướng này.

Mặc dù căng 2 bên tưởng chừng như “sắp đánh nhau tới nơi” nhưng cuối cùng không có gì quá nghiêm trọng xảy ra. Tuy nhiên, với việc lran liên tiếp “bắn hơn chục tên lửa vào hai căn cứ quân sự trên đất Iraq có lính Mỹ đồn trú” trong ngày 8/1/2020 đã khiến vàng tăng vọt, từ 1574 USD/ounce lên tới 1611 USD/ounce, tương đương 370 Pip, ngay phiên đầu ngày lúc 5h sáng!

P/s: đây là 1 trong các thời điểm khá ấn tượng với mình, vì ngay khi tin Iran bắn tên lửa nổ ra, nhiều sàn đã đóng cửa, không cho phép giao dịch vàng!

Xung đột liên Triều làm vàng “tăng nhẹ” chỉ 1.230 pip!

Xa hơn chút nữa, vào tháng 8/2017, trong suốt khoảng thời gian Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên diễn ra xung đột. Đặc biệt, khi Triều Tiên tiến hành thử vũ khí hạt nhân lần thứ 6, thử bom nhiệt hạch lần thứ 2 (ngày 3/9/2017), đã cảnh báo 1 nguy cơ chiến tranh trên diện rộng khiến vàng rơi vào trạng thái “ép” tăng 1 mạch lên tới 1200 Pips!

(Lưu ý: giá 2 biểu đồ khác nhau 1 chút, do biểu đồ trên chỉ lầy giá đóng cửa, còn Tradingview hiển thị giá cao nhất và thấp nhất 1 phiên. Nguồn: LMBA)

Vàng tăng 126% khi chiến tranh diễn ra trên diện rộng

Lịch sử những năm 70 có lẽ phải chứng kiến rất nhiều cuộc chiến khác nhau không thua gì thế chiến năm 1945 như: Cách mạng Iran năm 1978, chiến tranh Iran-Iraq năm 1979, chiến tranh Liên Xô Afghanistan vào 12/1979 và cuộc khủng hoảng con tin Iran năm 1979.

Chính vì thế, nhìn vào biểu đồ bên dưới, bạn sẽ thấy:

Suốt từ năm 1976 cho đến 9/1977, vàng chỉ dao động từ 140 USD lên tới 152 USD/Ounce, cho đến năm 1978 vàng đã tăng 37% và tăng kịch trên lên tới 126% vào năm 1979, làm cho vàng leo dốc từ 140 USD lên tới 512 USD/Ounce.

Chiến tranh vùng vịnh lần thứ nhất

Khi Iraq xâm nhập Kuwait vào năm 1990, diễn ra từ 2/8/1990 – 28/2/1991 giá vàng cũng vô cùng biến động, nhưng ngay sau khi chiến tranh kết thúc, vàng hạ nhiệt dần dần, đến cuối năm 1991, chúng đã giảm về bằng với thời kỳ trước khi chiến tranh nổ ra.

Ngày 15/1/1991: Nghị quyết của hội đồng bảo an LHQ đề ra thời hạn cuối cùng cho việc Iraq rút khỏi Kuwait (theo Wiki).

Vàng đã dựng cột sau khi khủng bố nước Mỹ diễn ra (11/9/2001)

Vàng tăng từ 271 lên 287 USD/ounce sau khủng bố nước Mỹ (thời điểm đó 170 pip là 1 mức giá cực kỳ “điên loạn”)

Như vậy, trước sự tác động của các tin tức mang tính bất ổn, đặc biệt là các tin chính trị vàng dù đang sideway đều có những bước nhảy vọt cực kỳ “điên rồ” gần như không có gì ngăn cản nổi.

Chính vì thế, trade vàng bắt buộc phải đặt cắt lỗ, đặc biệt vào những thời điểm nhạy cảm như thế này. Nếu sớm mai thức dậy bạn thấy tài khoản mình “đi về nơi xa” thì cũng đã hiểu tại sao rồi nhé.

Chúc các bạn sẽ không bị “vật” bởi vàng!

Hướng dẫn đầu tư vàng hiệu quả nhất

Quy tắc quản lý vốn 2% của các nhà đầu tư chuyên nghiệp

Bạn vừa đọc bài viết: Những lần căng thẳng về quân sự khiến vàng tăng vọt

Đừng quên ThíchChia sẻ bài viết này bạn nhé!

Các bài viết liên quan

Bình luận
Subscribe
Notify of
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments