Nếu là 1 nhà giao dịch forex chắc hẳn bạn sẽ không xa lạ gì với cái tên Nonfarm hoặc Nonfarm Payrolls (NFP – bảng lương phi nông nghiệp), vì khi Nonfarm được công bố sẽ gây ảnh hưởng lớn lao tới 1 số cặp tiền tệ, có thể khiến chúng “nhảy múa” dữ dội chỉ trong vòng 1 vài phút.
Rất nhiều anh tài forex đã tận dụng thời điểm này để làm nên lịch sử hy vọng sẽ “ăn” cực đậm hàng trăm Pip nhờ Nonfarm. Vậy Non farm là gì? Làm sao để giao dịch với bảng lương phi nông nghiệp một cách hiệu quả nhất?
Non Farm hay Nonfarm Payrolls là gì?
Non Farm (Nonfarm Payrolls – NFP) là 1 bản báo cáo lực lượng lao động hay số lượng việc làm ở Mỹ trong tháng trước do Bộ Lao động Hoa Kỳ (United States Department of Labor) phát hành.
Cụ thể, bảng lương phi nông nghiệp đo lường số lượng người có việc làm trong tất cả các doanh nghiệp trên toàn quốc, không bao gồm nông nghiệp, chính quyền địa phương, hộ gia đình tư nhân và các khu vực phi lợi nhuận.
Non Farm được công bố vào lúc nào?
Bảng lương phi nông nghiệp sẽ được công bố định kỳ vào thứ 6 đầu tiên của tháng, lúc 19h30 (giờ mùa hè) hoặc 20h30 (giờ mùa đông) theo giờ Việt Nam. Như vậy, trong vòng 1 năm sẽ có 12 lần công bố tin Non-Farm.
Xem tin Non Farm ở đâu?
Tất cả website nào cung cấp lịch kinh tế đều có tin liên quan đến Nonfarm. Một trong những nơi bạn có thể xem dữ liệu Nonfarm Payrolls, đó là bạn truy cập vào Economic Calendar trên Website Investing, hoặc ForexFactory.
Nếu đó là tuần đầu tiên của tháng, bạn xem lịch ngày thứ 6 sẽ có thông báo về tin Nonfarm như bên dưới:
Xem thêm:
- ForexFactory: Hướng dẫn sử dụng Forex Factory chi tiết nhất 2021
- Hướng dẫn xem lịch Kinh Tế chi tiết nhất
Tại sao NFP – Nonfarm Payrolls quan trọng?
Ngoài việc công bố số lượng có việc làm, bảng lương phi nông nghiệp Mỹ còn đưa ra số liệu tỷ lệ thất nghiệp. Nên Nonfarm cung cấp 1 cái nhìn sâu sắc, đánh giá số liệu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và dữ liệu sản xuất trong tương lai. Vì thế, Non Farm được xem là một trong những thước đo mạnh mẽ nhất về sức khỏe kinh tế Hoa Kỳ. Khi càng nhiều người có việc thì sản lượng kinh tế trở nên tốt hơn, khiến quốc gia đó phát triển hơn.
Ví dụ nếu số liệu bảng lương phi nông nghiệp liên tục giảm cho thấy 1 sự yếu kém, đồng thời có khả năng dẫn tới nguy cơ suy thoái kinh tế. Ngược lại, nếu dữ liệu được công bố cho thấy tỷ lệ lao động tăng trưởng liên tục, cho thấy đây có thể là một nền kinh tế khoẻ mạnh, phát triển và khả năng xảy ra suy thoái là rất thấp.
Từ điểm này cho thấy nếu dữ liệu Bảng lương phi nông nghiệp Non Farm tốt như tỷ lệ việc làm tăng, tỷ lệ thất nghiệp giảm và tăng trưởng thu nhập bình quân tăng, sẽ khiến đồng USD tăng giá, thể hiện sự lạc quan của nhà đầu tư vào mức độ tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua.
Do USD hiện là đồng tiền giao dịch nhiều nhất trên thị trường ngoại hối, nên các cặp ngoại tệ liên quan đến USD đặc biệt là EUR/USD, GBP/USD hay USD/CHF và kim loại quý như vàng hoặc bạc đều chịu ảnh hưởng mạnh mẽ vào thời điểm bảng lương phi nông nghiệp được công bố. Đặc biệt, khi số liệu thực tế khác xa với dự báo thị trường có thể khiến GBPUSD chạy 50-60 pip chỉ trong vòng 1 vài phút!
Các dữ liệu được công bố trong bản tin Non-farm
Ba thành phần dữ liệu chính được công bố là:
- Tỷ lệ tham gia lao động (Non-farm Employment Change): số lượng việc làm thuộc lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ được tạo ra trong tháng trước.
- Tỷ lệ thất nghiệp (Unemployment Rate): tỷ lệ người lao động chưa có việc làm nhưng vẫn đang tích cực tìm kiếm công việc mới trong tháng trước.
- Thu nhập bình quân theo giờ (Average Hourly Earnings): tỷ lệ thu nhập thay đổi trong tháng trước.
Vậy 3 con số này có ý nghĩa như thế nào?
Ba chỉ số này đều quan trọng nhưng tuỳ vào thời điểm mà giới phân tích sẽ quan tâm đến các con số khác nhau.
Ví dụ như Unemployment Rate hay tỷ lệ thất nghiệp, điều mà không ai mong muốn, nhưng nếu tỷ lệ này là 0% cũng KHÔNG HỀ TỐT chút nào. Bởi nếu không có ai bị thất nghiệp, thì trong 1 ngành nghề nào đó khi cần thêm lao động, bắt buộc các chủ doanh nghiệp sẽ phải tăng lương để họ chịu làm.
Và nếu tăng lương mãi sẽ dẫn đến tình trạng lạm phát, như vậy cũng không tốt cho. nền kinh tế. Không kể điều này sẽ càng đúng với 1 quốc gia được được xem là đi đầu trong nền “kinh tế dịch vụ” (Service Economy) như Hoa Kỳ thì khi lực tiêu thụ giảm mạnh có thể dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng cao!
Để có 1 báo cáo NonFarm hoàn chỉnh còn dựa trên 3 mốc thời gian gồm:
- Chỉ số kỳ trước (Previous)
- Chỉ số dự báo (Forecast) Phán đoán các chuyên gia được đưa ra từ đầu tuần.
- Chỉ số công bố của kỳ này (con số chính thức do Bộ Lao Động Hoa Kỳ công bố)
Mức chênh lệch giữa 3 chỉ số này sẽ tác động lớn đến tâm lý nhà đầu tư khiến cho thị trường biến động mạnh. Đặc biệt, khi dữ liệu công bố khác hoàn toàn so với dữ liệu được dự đoán, ví dụ tỷ lệ việc làm tháng 6 theo dự đoán tăng, nhưng khi bảng lương phi nông nghiệp công bố là giảm, sẽ khiến cho đồng USD sụt giảm kéo theo nhiều cặp ngoại tế khác biến động vô cùng dữ dội!
Nếu vào thời điểm công bố tin tức nếu 3 chỉ số trên đều khớp với con số dự báo (forecast) sẽ được xem là 1 NFP “bình thường” thị trường sẽ chạy yên ả hơn. Ngược lại, nếu 1 trong 3 chỉ số trên không đúng với dự báo sẽ làm cho thị trường rung lắc liên tục.
Cách giao dịch khi bảng tin Nonfarm được công bố
Nhờ khả năng biến động cao khi tin ra, nên bảng lương Phi nông nghiệp thường được các nhà giao dịch rất quan tâm. Chính vì thế, để giao dịch bảng lương phi nông nghiệp hiệu quả, ngoài việc chuẩn bị sẵn 1 kế hoạch giao dịch, quan sát phản ứng của thị trường, bạn cũng cần lưu ý vào thời điểm tin ra do giá biến động vô cùng mạnh mẽ, nên khó có thể áp dụng phân tích kỹ thuật vào giao dịch.
NonFarm hơi đặc biệt khi báo cáo được đưa ra sẽ bao gồm (ít nhất) 3 dữ liệu, với các trader giao dịch forex, các bạn sẽ chỉ tập trung vào “bảng lương phi nông nghiệp” khoanh đỏ như bên dưới:
Hai số liệu mà trader cần quan tâm nhất chính là: Dự báo và Thực tế, nên sẽ xảy ra các trường hợp như sau:
Các trường hợp xảy ra khi tin NonFarm nổ | Cách Giao Dịch NonFarm hiệu quả nhất |
---|---|
Trường hợp 1: Số liệu thực tế > Dự báo |
USD/XXX sẽ Tăng (Vào lệnh Buy) XXX/USD sẽ Giảm (Vào lệnh Sell) |
Trường hợp 2: Số liệu thực tế < Dự báo | USD/XXX Giảm (Vào lệnh Sell) XXX/USD Tăng (Vào lệnh Buy) |
Trong mỗi trường hợp kể trên chúng tôi để giải thích và minh hoạ kỹ càng bên dưới, bạn có thể xem thêm video hoặc nghiền ngẫm bài viết thật kỹ, trước khi thực hiện giao dịch, bạn nhé.
Trường hợp 1: Số liệu Thực Tế > Dự Báo
Tức là thông tin đưa ra tốt hơn dự kiến, theo hướng tích cực (tỷ lệ thất nghiệp giảm, tỷ lệ việc làm tăng) sẽ khiến USD tăng mạnh hay các cặp chứa USD/XXX sẽ Tăng, ngược lại các cặp XXX/USD sẽ Giảm.
Trường hợp 2: Số liệu Thực Tế < Dự Báo
Nếu thông tin đưa ra xấu hơn so với dự kiến, theo hướng tiêu cực (tỷ lệ thất nghiệp tăng), sẽ gây ảnh hưởng tới đồng USD khiến USD giảm thì lúc này các cặp USD/XXX sẽ Giảm, và các cặp XXX/USD sẽ Tăng.
Trường hợp 3: Dự báo lệch quá nhiều so với thực tế
Hai số liệu này nếu quá khác xa nhau sẽ khiến thị trường biến động mạnh hơn bình thường rất nhiều lần!
Nhìn ví dụ bên dưới bạn sẽ thấy vàng giảm 200 pip chỉ vì sự lệch pha trong số liệu!
Lý thuyết là vậy, nhưng hiện tại khi tin ra thường quét cả 2 đầu (kill long, kill short) trước khi đi vào giai đoạn ổn định (khoảng sau 15-30 phút). Cho nên bạn có thể xác định xu hướng trước, và nếu thấy giá chạy theo hướng bạn phân tích thì có thể vào lệnh.
Còn không thì nên chơi theo dạng “văn nghệ”, vào với khối lượng thấp để phòng tránh trường hợp bị thua lỗ. Đặc biệt với trader mới vào nghề bạn hãy tránh giao dịch vào khung giờ này để bảo toàn vốn 1 cách an toàn.
Do vậy, nếu không muốn “dính dáng” tới Nonfarm, bạn hãy chờ thêm khoảng 15 – 20 phút sau thời điểm tin ra, lúc này thị trường sẽ không còn loạn như trước, quay trở lại trạng thái ban đầu sẽ dễ giao dịch hơn.
Chúc các bạn thành công!