Option là khái niệm được sử dụng trên các thị trường tài chính, để chỉ một loại chứng khoán phái sinh, với tên gọi là quyền chọn hay đầy đủ hơn là hợp đồng quyền chọn (option contract). Tuy nhiên, rất nhiều người nhầm lẫn option trong option contract với binary option, cũng là một loại hợp đồng quyền chọn (quyền chọn nhị phân), nhưng nó mang những đặc tính hoàn toàn khác so với các option contract mà chúng ta sẽ đề cập trong bài viết này.

Vậy nên, khi nhắc đến option đơn lẻ, các bạn phải hiểu rằng chúng ta đang nói đến option contract. Còn để hiểu rõ quyền chọn nhị phân là gì, các bạn có thể tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi: Binary Option (BO) là gì? Có lừa đảo không? Có nên chơi BO không?

Nội dung của bài viết lần này sẽ giúp các bạn hiểu được khái niệm của option, đặc điểm của option và cách thức mà một nhà đầu tư có thể giao dịch option trên các thị trường tài chính.

Option (quyền chọn) là gì? Đặc điểm của option

Khái niệm option

Option (quyền chọn) hay đầy đủ hơn là hợp đồng quyền chọn (option contract) là một loại chứng khoán phái sinh mà người nắm giữ nó có quyền (không phải nghĩa vụ, tức không bắt buộc) mua hoặc bán một loại tài sản cơ sở với một mức giá đã định trước tại một thời điểm nhất định trong tương lai.

Người nắm giữ option là người đã MUA option từ người đã BÁN nó. Khi người mua option muốn thực hiện quyền của mình thì người bán option phải có nghĩa vụ đáp ứng quyền đó của người mua.

*Chứng khoán phái sinh: là một loại công cụ (hay tài sản) tài chính mà bản thân nó không có giá trị nội tại. Giá trị của chứng khoán phái sinh phụ thuộc vào giá của một loại tài sản cơ sở nào đó. Chứng khoán phái sinh quy định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia mua, bán hợp đồng đối với việc chuyển giao tài sản cơ sở và thanh toán tại một mức giá được xác định trước ở một thời điểm nhất định trong tương lai.

Với các khái niệm nêu trên thì một option sẽ bao gồm các yếu tố sau:

  • Tài sản cơ sở: như cổ phiếu, hàng hóa, chỉ số, lãi suất, tiền tệ…
  • Giá thực hiện: là mức giá được ấn định trước. Khi đến ngày đáo hạn, người nắm giữ option sẽ có quyền mua hoặc bán tài sản cơ sở với mức giá đó.
  • Ngày đáo hạn: là thời điểm được xác định trước trong tương lai mà đến lúc đó, người mua và bán sẽ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
  • Kỳ hạn option: khoảng thời gian từ ngày ký kết hợp đồng đến ngày đáo hạn.

Đặc điểm của option – hợp đồng quyền chọn

Tài sản cơ sở của option có thể là bất kỳ loại tài sản nào và không cần được chuẩn hóa về khối lượng, số lượng hay giá trị như hợp đồng tương lai.

Hiện tại, option chỉ được giao dịch trên thị trường OTC và không được niêm yết. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam đang có kế hoạch sẽ mở rộng thêm các loại chứng khoán phái sinh khác, trong đó có option trên cổ phiếu và chỉ số. Đây sẽ là tin vui cho nhà đầu tư muốn giao dịch hợp đồng quyền chọn.

Do không được niêm yết trên sàn, nên các bên giao dịch option không cần phải ký quỹ. Người mua sẽ trả cho người bán một khoản phí để sở hữu option. Phí này gọi là premium và cũng chính là giá của hợp đồng quyền chọn.

Việc thanh toán và chuyển giao tài sản sẽ được thực hiện vào ngày đáo hạn hoặc sau ngày ký kết hợp đồng, tùy thuộc vào kiểu option.

Nếu nhận thấy rủi ro khi đã nắm giữ một vị thế bất kỳ của option thì nhà đầu tư có thể đóng vị thế bằng cách tham gia giao dịch một option tương tự nhưng với vị thế ngược lại. 

Các kiểu option

Ở đặc điểm thứ ba, chúng ta có đề cập đến kiểu quyền chọn liên quan đến thời gian mà 2 bên sẽ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Dựa vào yếu tố này mà option có 2 kiểu khác nhau:

  • Option kiểu Mỹ: người mua được thực hiện quyền mua hoặc bán tài sản cơ sở của mình vào bất kỳ thời điểm nào trước ngày đáo hạn.
  • Option kiểu Âu: người mua chỉ được thực hiện quyền mua hoặc bán tài sản cơ sở của mình tại thời điểm đáo hạn.

Bên cạnh việc phân loại option dựa vào thời gian thực hiện quyền thì option còn có nhiều kiểu khác nhau, phân biệt nhau dựa vào một số đặc tính khác. Ví dụ:

  • Option kiểu Á: mức giá dùng để so sánh với giá thực hiện để tính toán lời/lỗ khi đáo hạn là mức giá trung bình của tài sản cơ sở trong một khoảng thời gian xác định được quy định rõ trong hợp đồng chứ không phải là giá thị trường tại thời điểm đáo hạn.
  • Option kiểu rào cản (Barrier option): người mua được thực hiện quyền nếu giá của tài sản cơ sở vượt qua một ngưỡng nào đó được xác định trước trong hợp đồng.
  • Binary option: là quyền chọn kép hay quyền chọn nhị phân với tính chất tất cả hoặc không có gì.
  • Option kiểu tiêu chuẩn hay vanilla option: là tên gọi chung cho tất cả các loại option, ngoại trừ quyền chọn kỳ cục (exotic option) – một loại option có những cấu trúc tài chính phức tạp hơn.

Option có những loại nào? Quyền và nghĩa vụ các bên được thực hiện như thế nào?

Có 2 cách phân loại option: phân loại theo tài sản cơ sở và phân loại theo vị thế đối với tài sản cơ sở.

Phân loại theo tài sản cơ sở, option có rất nhiều loại vì tài sản cơ sở của hợp đồng quyền chọn có thể là bất kỳ loại tài sản nào và không cần phải được chuẩn hóa. Ví dụ như option hàng hóa (gạo, cà phê, bắp, chè, nguyên vật liệu…), option cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số, tiền tệ, lãi suất…

Phân loại theo vị thế đối với tài sản cơ sở thì option chỉ có 2 loại tương ứng với 2 vị thế mua và bán.

Call Option – quyền chọn Mua: là một hợp đồng quyền chọn mà theo đó, người mua hoặc người đang nắm giữ option có quyền được MUA tài sản cơ sở tại mức giá thực hiện vào hoặc trước ngày đáo hạn.

Put Option – quyền chọn Bán: là một hợp đồng quyền chọn mà theo đó, người mua hoặc người đang nắm giữ option có quyền được BÁN tài sản cơ sở tại mức giá thực hiện vào hoặc trước ngày đáo hạn.

Quyền và nghĩa vụ của các bên khi giao dịch option:

Call Option: người mua Call option phải trả cho người bán Call option phí quyền chọn premium. Khi đáo hạn, nếu người mua option muốn thực hiện quyền MUA TÀI SẢN CƠ SỞ thì người bán option phải BÁN TÀI SẢN CƠ SỞ cho người mua với giá thực hiện trong hợp đồng.

Put Option: người mua Put option phải trả phí quyền chọn premium cho người bán Put option. Khi đáo hạn, nếu người mua option muốn thực hiện quyền BÁN TÀI SẢN CƠ SỞ thì người bán option phải MUA LẠI TÀI SẢN CƠ SỞ với mức giá thực hiện trong hợp đồng.

Ví dụ cụ thể về cách thức hoạt động của option

Ví dụ 1: Call option – quyền chọn mua.

Công ty A là một công ty sản xuất chăn bông và đang có kế hoạch sẽ nhập nguyên liệu vào tháng 8, vì lo ngại giá bông sẽ tăng lên nên công ty này đã mua hợp đồng quyền chọn mua (call option) từ một hộ kinh doanh của ông B, là một hộ dân trồng bông và cung cấp bông cho các công ty sản xuất chăn bông.

Vào ngày 20/2/2021, Công ty mua Call option từ ông B với các thông tin sau:

  • Số lượng option: 10,000, mỗi hợp đồng được mua 1 kg bông
  • Giá thực hiện: 50,000/kg
  • Phí premium: 3,500/quyền chọn
  • Kỳ hạn của option: 6 tháng
  • Ngày đáo hạn: 20/8/2021

Bây giờ, chúng ta sẽ xem xét các trường hợp xảy ra của giá bông trên thị trường ở thời điểm đáo hạn và quyết định của công ty A là có thực hiện quyền hay không?

  • Nếu thực hiện quyền tại thời điểm đáo hạn, công ty A sẽ được mua bông từ ông B với giá 50,000/kg. Vậy tổng số tiền mà công ty mua bông là 500 triệu đồng.
  • Phí quyền chọn mà công ty A đã trả cho ông B là 35 triệu.

Trường hợp 1: giá thị trường của bông ở thời điểm đáo hạn là 47,000/kg

Tổng số tiền để mua 10 tấn bông ở thị trường giao ngay là 470 triệu. Nếu thực hiện quyền, công ty sẽ mất đến 500 triệu, lỗ thêm 30 triệu so với việc mua ở thị trường giao ngay, chính vì vậy, công ty sẽ không thực hiện quyền và chấp nhận thua lỗ khoản phí premium 35 triệu.

Về phía ông B, do công ty không thực hiện quyền nên ông có lợi nhuận chính là 35 triệu tiền phí premium.

Trường hợp 2: giá thị trường của bông ở thời điểm đáo hạn là 50,000/kg

Lúc này, việc thực hiện quyền hay không thì công ty cũng phải mua bông với giá 50,000. Vì vậy, công ty có thể thực hiện quyền hoặc không và trong giao dịch này, công ty cũng đã thua lỗ khoản phí premium 35 triệu.

Ở trường hợp này, ông B có lợi nhuận 35 triệu từ phí premium.

Trường hợp 3: giá thị trường của bông ở thời điểm đáo hạn là 52,000/kg

Tổng số tiền để mua 10 tấn bông ở thị trường giao ngay là 520 triệu. Chính vì vậy, công ty chắc chắn sẽ thực hiện quyền và chênh lệch 2,000/kg đã giúp công ty A tiết kiệm được 20 triệu. Tuy nhiên, do đã trả phí premium đến 35 triệu, nên công ty vẫn lỗ 15 triệu. 

Ngược lại, ông B thu được 35 triệu tiền phí nhưng thua lỗ 20 triệu do công ty A thực hiện quyền nên ông B chỉ còn lợi nhuận 15 triệu

Trường hợp 4: giá thị trường của bông ở thời điểm đáo hạn là 57,000/kg

Tổng số tiền để mua 10 tấn bông ở thị trường giao ngay là 570 triệu. Chắc chắn công ty sẽ thực hiện quyền vì giao dịch này giúp họ có lợi nhuận 70 triệu, nhưng do đã trả hết 35 triệu tiền phí premium nên chiến lược sử dụng option trong trường hợp này giúp công ty A tiết kiệm được 35 triệu.

Ngược lại, ông B thua lỗ 35 triệu.

Ví dụ 2: Put option – quyền chọn bán

Nhà đầu tư A đang cần vốn để kinh doanh trong 3 tháng tới, hiện tại, người này đang sở hữu 1,000 cổ phiếu ABC và có dự định sẽ bán chúng ra để thu hồi vốn, giá cổ phiếu ABC hiện tại là 130,000/cổ phiếu. Tuy nhiên, lo ngại giá sẽ giảm xuống trong 3 tháng tới nên ông đã ký một hợp đồng quyền chọn bán với một nhà đầu tư B khác, đang muốn sở hữu loại cổ phiếu này.

Thông tin của put option này như sau:

  • Số lượng option: 1,000, mỗi option được quyền bán 1 cổ phiếu
  • Giá thực hiện 135,000/cổ phiếu
  • Phí premium: 5,000/option
  • Kỳ hạn option: 3 tháng

Chúng ta cũng sẽ xem xét các tình huống có thể xảy ra và nó ảnh hưởng như thế nào đến quyết định của nhà đầu tư A cũng như lời/lỗ của 2 bên tham gia hợp đồng.

  • Tổng phí premium NĐT A trả cho NĐT B là 5 triệu đồng.
  • Tại ngày đáo hạn, nếu NĐT A thực hiện quyền, số tiền bán cổ phiếu thu được là 135 triệu đồng.

Giao dịch option trên các thị trường tài chính

Thông thường, đối với các công cụ phái sinh như option, các bạn sẽ được giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh. Tuy nhiên, tại Việt Nam, hiện tại chỉ có hợp đồng tương lai (Future contract) là loại chứng khoán phái sinh duy nhất được phép giao dịch trên thị trường này. Hợp đồng quyền chọn vẫn được giao dịch, nhưng chỉ dành cho các tổ chức lớn và thực hiện ở thị trường OTC, những nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ như chúng ta chưa có cơ hội để tiếp cận loại công cụ này.

Ở thời điểm hiện tại, nếu các bạn quan tâm và muốn giao dịch option, các bạn vẫn có 2 sự lựa chọn, hoặc là lựa chọn giao dịch loại option nhị phân, tức là binary option trên các sàn BO quốc tế, hoặc là giao dịch các vanilla option khác trên các sàn giao dịch forex có hỗ trợ loại sản phẩm này.

Giao dịch option trên các sàn BO

Option trên các sàn BO thuộc kiểu binary option, cách giao dịch loại option này vô cùng đơn giản. Về cơ bản, các bạn chỉ cần đặt cược một số tiền bất kỳ và dự đoán giá của tài sản cơ sở sẽ tăng lên hay giảm xuống trong một khoảng thời gian xác định. Nếu dự đoán đúng, bạn sẽ nhận được lợi nhuận bằng một tỷ lệ % trên số tiền đặt cược (payout) mà sàn sẽ trả cho bạn. Nếu dự đoán sai, bạn sẽ mất toàn bộ số tiền đã đặt cược cho giao dịch đó.

Bên cạnh dự đoán tăng – giảm thì còn có nhiều hình thức dự đoán khác (hay loại lệnh giao dịch) khác nữa, tùy thuộc vào từng sàn BO. Ngoài ra, các yêu cầu về số tiền đặt cược tối thiểu, tối đa, tỷ lệ chi trả payout, loại tài sản cơ sở được cung cấp cũng sẽ khác nhau đối với mỗi sàn.

Để tìm hiểu rõ hơn về giao dịch option trên các sàn BO, các bạn có thể tham khảo bài viết: Binary option (BO) là gì? Có lừa đảo không? Có nên giao dịch BO không. 

Và lựa chọn các sàn BO uy tín, cung cấp dịch vụ tốt nhất qua bài viết: Top các sàn BO uy tín nhất.

Giao dịch option trên các sàn giao dịch forex

Bên cạnh các sản phẩm giao dịch truyền thống như các cặp tiền tệ, chỉ số, cổ phiếu, hàng hóa, trái phiếu, tiền điện tử, quỹ ETF… thì một số sàn forex còn hỗ trợ cho nhà đầu tư giao dịch các hợp đồng quyền chọn trên một vài tài sản cơ sở cơ bản như các cặp tiền, chỉ số và hàng hóa.

Một số sàn forex cho phép giao dịch option:

Sàn IG

IG là một trong những sàn cung cấp các hợp đồng quyền chọn uy tín nhất hiện nay. IG cung cấp option với các loại tài sản cơ sở như forex, chỉ số, dầu thô, vàng và bạc. Mỗi option có nhiều loại kỳ hạn khác nhau: hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng với rất nhiều mức giá thực hiện khác nhau để các bạn lựa chọn.

Sàn Saxo Bank

Đối với Saxo Bank, nhà đầu tư còn được giao dịch các options được niêm yết trên 23 sàn giao dịch chứng khoán khắp thế giới, bao gồm các options cổ phiếu, chỉ số, lãi suất, năng lượng, kim loại…

Sàn easyMarkets

Broker này cung cấp chủ yếu option trên các cặp tiền tệ, nhưng ưu điểm lớn nhất của sàn này chính là hỗ trợ nhiều công cụ giúp nhà đầu tư phân tích chiến lược giao dịch option hiệu quả.

Sàn Interactive Brokers

Một trong những ưu điểm khiến nhiều trader lựa chọn broker này để giao dịch option chính là sàn forex này cung cấp rất nhiều công cụ, nền tảng hỗ trợ rất tốt cho các giao dịch quyền chọn, vừa có nền tảng desktop, vừa có nền tảng mobile rất tiện lợi.

Sàn Avatrade

Sàn này chủ yếu cung cấp hợp đồng quyền chọn trên các cặp tiền tệ, nhiều loại kỳ hạn khác nhau và khá nhiều mức giá thực hiện để trader lựa chọn.

Kết luận

Bản thân các option là một loại chứng khoán phái sinh nên các đặc tính tài chính của nó vốn dĩ khá phức tạp. Bên cạnh việc sử dụng option như các chiến lược phòng ngừa rủi ro thì các hợp đồng quyền chọn còn được áp dụng vào các chiến lược đầu cơ chênh lệch giá. Tuy nhiên, những kỹ thuật này đòi hỏi nhà đầu tư phải có nhiều kinh nghiệm cũng như kiến thức chuyên sâu về loại công cụ tài chính này.

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG.

Bạn vừa đọc bài viết: Option là gì? Cách giao dịch Option trên các thị trường tài chính

Đừng quên ThíchChia sẻ bài viết này bạn nhé!

Hoc Forex Mien Phi

Các bài viết liên quan