Sóng Elliott và cách sử dụng sao cho hiệu quả

Tin Nguyen 11/04/2019
Bảng xếp hạng các sàn forex uy tín được cấp phép. Xem ngay

Nhắc đến sóng Elliott, chắc hẳn nếu là trader thì thường xuyên sử dụng, nhưng nếu là trader mới vào nghề thì chắc chắn sẽ có nghe qua.

Vậy sóng Elliott là gì mà mọi người lại ưa chuộng sử dụng đến như vậy? Cùng tìm hiểu những khái niệm cơ bản về sóng Elliott thần thánh này nhé.

Khái niệm

Theo nguyên lý sóng Elliott, thì đây là phát minh của Ralph Nelson Elliott dựa vào các hành vi xã hội, hoặc đám đông, có khuynh hướng theo xu hướng và được lặp đi lặp lại, vì bản chất con người trong đầu tư rất ít hoặc không thay đổi, nó thể hiện ở các mô hình và các chu kỳ, và quả thực đúng như vậy, những trader theo trường phái phân tích kỹ thuật đều hiểu rằng giá của sản phẩm luôn có tính chu kỳ, và giá có xu hướng lặp đi lặp lại.

Xét về sóng Elliott đã có từ lâu, và cũng đã được nghiên cứu và sử dụng trong thị trường tài chính nói chung, cũng như là thị trường ngoại hối forex nói riêng, và thể hiện qua biểu đồ của nhà đầu tư trong giao dịch. Ông đã xác định một số mô hình chuyển động, sự hồi lại, chúng kết hợp lại với nhau tạo thành mẫu hình lớn với thời gian dài hoặc ngắn. Một sóng hoàn chỉnh sẽ có tất cả 144 sóng nhỏ.

Tuy nhiên sóng Elliott bình thường sẽ gồm 5 giai đoạn.

Thành phần sóng Elliott

Bởi vì sóng Elliott là một lý thuyết phân tích được sử dụng rất phổ biến trong giới trader. Lý thuyết sóng Elliott có thể giúp nhà đầu tư phát hiện ra xu hướng của thị trường và các giai đoạn Pullback để có thể ra quyết định đầu tư hợp lý, kết hợp với quản lý rủi ro và quản lý vốn.

Về cấu tạo thành phần của mô hình sóng Elliott:

Lý thuyết sóng Elliott cũng được dựa vào nền tảng lý thuyết Dow và quá trình quan sát các mẫu hình sóng lặp lại, vì nó mang tính chu kỳ, Elliott cho rằng các hành vi của con người trong thị trường tài chính được hiển thị ở các dạng mô hình sóng và có thể dự đoán trước được. Qua đó có thể dự đoán được tâm lý của đám đông và hành động của đám đông.

Sóng Elliott được chia ra làm 2 xu hướng, xu hướng tăng (uptrend) và xu hướng giảm (downtrend):

Đối với xu hướng tăng (uptrend):

Với một chu kỳ của xu hướng tăng (uptrend) thì sẽ có 5 bước sóng tăng, với sóng 1, sóng 3 và sóng 5 là sóng đẩy (impulsive wave) và sóng 2 và sóng 4 là sóng điều chỉnh (corrective wave). Trong đó có 3 nguyên tắc bắt buộc khi đếm sóng như sau:

  • Thứ nhất: Sóng 2 không được hiệu chỉnh quá điểm bắt đầu của sóng 1, tức là chỉ khi hình thành xong con sóng thứ nhất, thì sóng thứ 2 mới có thể bắt đầu.
  • Thứ hai: Sóng 3 không được là sóng ngắn nhất, hay đơn giản sóng thứ 3 cũng là sóng tăng, mà đã trong xu hướng tăng thì sóng thứ 3 cũng không được quá ngắn, vì nếu quá ngắn sẽ không diễn tả được một xu hướng đang tăng.
  • Thứ ba: Sóng 4 không được đi vào khu vực sóng 1, tức là sóng thứ 4 là sóng hồi, nên ko được đi vào sóng thứ 1, bởi vì nó đã bị ngăn cách bởi sóng thứ 2 và sóng thứ 3.

Sau khi 5 sóng đẩy kết thúc thì một chu kỳ điều chỉnh bắt đầu với tối thiểu 3 sóng giảm điều chỉnh (được đánh dấu là A-B-C).

Nhưng trong thực tế quá trình điều chỉnh có thể phức tạp hơn ở nhiều dạng sóng điều chỉnh như Zigzag, mô hình tam giác Triangle nên chu kỳ điều chỉnh có thể có kéo dài hơn 3 sóng.

Đối với xu hướng giảm (downtrend):

Với một chu kỳ của xu hướng giảm (downtrend) thì sẽ có 5 bước sóng giảm, với sóng 1, sóng 3 và sóng 5 là sóng đẩy (impulsive wave) và sóng 2 và sóng 4 là sóng điều chỉnh (corrective wave).

Cũng tương tự với xu hướng giảm cũng có 3 nguyên tắc bắt buộc khi đếm sóng như sau:

  • Thứ nhất: Sóng 2 không được hiệu chỉnh quá điểm bắt đầu của sóng 1, tức là chỉ khi hình thành xong con sóng thứ nhất, thì sóng thứ 2 mới có thể bắt đầu.
  • Thứ hai: Sóng 3 không được là sóng ngắn nhất, hay đơn giản sóng thứ 3 cũng là sóng giảm, mà đã trong xu hướng giảm thì sóng thứ 3 cũng không được quá ngắn, vì nếu quá ngắn sẽ không diễn tả được một xu hướng đang giảm.
  • Thứ ba: Sóng 4 không được đi vào khu vực sóng 1, tức là sóng thứ 4 là sóng hồi, nên ko được đi vào sóng thứ 1, bởi vì nó đã bị ngăn cách bởi sóng thứ 2 và sóng thứ 3.

Sau khi 5 sóng đẩy kết thúc thì một chu kỳ điều chỉnh bắt đầu với tối thiểu 3 sóng giảm điều chỉnh (được đánh dấu là A-B-C).

Và cũng tương tự như trong xu hướng tăng, xu hướng giảm trong thực tế quá trình điều chỉnh có thể phức tạp hơn ở nhiều dạng sóng điều chỉnh như Zigzag, mô hình tam giác Triangle nên chu kỳ điều chỉnh có thể có kéo dài hơn 3 sóng.

Mô hình sóng Elliott với 5 sóng giảm cơ bản và 3 sóng điều chỉnh.

Như vậy chúng ta đã biết như thế nào là cơ bản của sóng Elliott, từ nguồn gốc xuất xứ, thành phần cấu tạo và cách sử dụng để giao dịch theo xu hướng là gì, tuy nhiên trên thực tế có những sóng có thể đi đúng sóng Elliott nhưng hoàn toàn cũng có thể bị nhiễu hoặc đi không đúng với Elliott, nên chúng ta cần tỉnh táo trong quá trình giao dịch, để việc giao dịch của chúng ta thực sự hiệu quả.

Tin Nguyen
Bài trước
Bài tiếp

Nhiều người quan tâm

Top 5 sàn Binary option uy tín và tốt nhất Việt Nam 2020
TradingView: Hướng dẫn sử dụng Trading View chi tiết nhất 2020
Đầu tư vàng là gì? Hướng dẫn cách mua bán vàng online hiệu quả nhất 2020
Hướng dẫn mở tài khoản forex đơn giản nhất 2020
Cách đọc và phân tích biểu đồ nến Nhật hiệu quả nhất
Các mô hình nến đảo chiều MẠNH NHẤT cần biết trong forex

Comment của bạn

avatar
  Subscribe  
Notify of
Scroll Up