80% các nhà giao dịch Full-time đã xin "về hưu" sau hai năm đầu tiên. Gần 40% trader nghỉ trade sau 1 tháng. Và sau 5 năm, số lượng này chỉ còn lại 7%.

Khi nhắc tới forex ai cũng nghĩ tới 1 thị trường không bao giờ ngủ, nơi có giao dịch hơn 6000 tỷ mỗi ngày. Tuy nhiên, giao dịch ngoại hối đã tồn tại trong thời gian khá dài, trước khi trở thành một thỏi nam châm có ma lực hút tất cả mọi người tìm kiếm lợi nhuận từ đây. Thậm chí lịch sử thị trường forex còn tồn tại rất lâu đời, lâu hơn cả trong trí tưởng tượng của bạn. Vậy forex có từ bao giờ?

Lịch sử phát triển của thị trường forex

Mua bán và trao đổi tiền tệ đã có từ thời cổ đại, với bằng chứng về việc trao đổi tiền đúc xuất hiện ở Ai Cập cổ đại vào năm 259 trước Công nguyên.

Không chỉ người Ai Cập mà cả người Hy Lạp cổ đại cũng giao dịch hàng hóa và trao đổi tiền tệ thông qua các đồng tiền đúc từ vàng hoặc bạc. Giá trị của tiền tệ được xác định dựa trên trọng lượng và kích thước thực.

500 năm sau vào thời kỳ đế chế La Mã, việc đúc tiền được tập trung hóa và độc quyền kinh doanh bởi chính phủ. Hình thức này không chỉ tồn tại cho đến ngày nay, mà ngân hàng trung ương sẽ là nơi duy nhất quyết định, điều hành chính sách tiền tệ.

Cũng chính từ thời Trung Cổ, tiền tệ bắt đầu giao dịch thông qua mạng lưới ngân hàng quốc tế đầu tiên. Thay vì dùng vàng và bạc, đồng đã trở thành kim loại được sử dụng phổ biến nhất để đúc tiền. Việc này vẫn được giữ đến tận ngày nay bằng chứng là đồng 1 xu của Mỹ được làm từ 2,5% đồng và 97,5% kẽm.

Vào thế kỷ 15, gia đình Medici ở Florence  đã mở hệ thống ngân hàng ở nước ngoài để tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua bán và trao đổi tiền tệ cho các thương gia dệt may. Và Monte dei Paschi, được xem là ngân hàng lâu đời nhất thế giới, vẫn tồn tại cho đến ngày nay.

Tới thế kỷ 17 và 18, Amsterdam đã bắt đầu duy trì hoạt động thị trường ngoại hối với sự trao đổi diễn ra giữa các đại lý đến từ Anh và Hà Lan.

Nhưng thực tế, thị trường forex được phát triển mạnh mẽ bắt đầu từ thế kỷ 19, xuất phát điểm từ Amsterdam và bắt đầu lan rộng ra toàn cầu.

Tại Mỹ, các công ty như Alexander Brown & Sons đã trở thành những nhà môi giới tiền tệ đầu tiên vào khoảng những năm 1850, trong khi đó trader bắt đầu tham gia vào hoạt động kinh doanh ngoại hối kể từ năm 1880.

Tuy nhiên, sự kiện đánh dấu lịch sử giao dịch tiền tệ có lẽ chính là năm 1870, khi Hệ thống Tiền tệ Bản vị Vàng được tạo ra. Hệ thống này khiến cho các nước có thể đúc tiền bao nhiêu tuỳ ý dựa trên số lượng vàng dự trữ sẵn có. Khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, đã khiến nhiều quốc gia rơi vào tình trạng phá sản, phải in nhiều tiền hơn để trang trải chi phí, điều này đã khiến cho Chế độ bản vị vàng buộc phải kết thúc.

Trong giai đoạn 1899-1913, tỷ lệ giao dịch và nắm giữ ngoại hối tăng 10,8%, trong khi lượng vàng chỉ tăng 6,3%, đánh dấu tầm quan trọng của thị trường ngoại hối đang dần dần phát triển.

Đặc biệt, tới năm 1913, số lượng công ty kinh doanh ngoại hối đã tăng lên 71 công ty. Chỉ trong vòng 10 năm ở London, với 50% giao dịch Forex được thực hiện bằng Bảng Anh, tại hai công ty môi giới ngoại hối hoạt động ở London. Trong khi đó, Paris, New York và Berlin mới là các đế chế tài chính hoạt động sôi nổi và nhộn nhịp hơn.

Đến năm 1928, giao dịch ngoại hối là một phần không thể thiếu trong hoạt động tài chính và thương mại ở London, nhờ vậy London đã trở thành trung tâm giao dịch ngoại hối lớn nhất toàn cầu.

Năm 1944, Hiệp ước Bretton Woods được ký kết, cho phép tiền tệ dao động trong phạm vi ± 1% so với tỷ giá hối đoái của đồng tiền, theo đó một ounce vàng sẽ có giá 35 đô la Mỹ.

Năm 1971: Nhưng với việc hoạt động kém hiệu quả của Hiệp ước Bretton Woods và Hiệp ước chung châu Âu đã khiến thị trường Ngoại hối thực sự đóng cửa từ năm 1972 đến tháng 3 năm 1973. Nên Tổng thống Nixon, chính là người đã ký hiệp ước huỷ bỏ Bretton Woods cùng với tỷ giá hối đoái cố định, cho phép hệ thống tiền tệ được tự do thả nổi.

Năm 1973 là sự khởi đầu đánh dấu bước phát triển mới của thị trường ngoại hối hiện đại, khi sự kiểm soát của nhà nước đối với ngoại hối kết thúc, bắt đầu hoàn thành các điều kiện thị trường thả nổi, và tự do.

Lúc này, Reuters phát triển phần mềm giao dịch ngoại hối điện tử trước khi Internet ra đời, hoạt động như một mạng khép kín dựa trên thời gian thực, thay thế các phương pháp cũ của điện thoại và telex để lấy báo giá giao dịch.

Ngoài Reuters, còn có phần mềm Bloomberg của tỷ phú Michael Bloomberg (1981) và nhiều phần mềm khác đã giúp cho thị trường forex phát triển mạnh mẽ, với khối lượng giao dịch lên tới hơn 6000 tỷ USD mỗi ngày, gấp vài chục lần so với thị trường chứng khoán Mỹ.

Có bao nhiêu trader đang tham gia vào thị trường forex?

Mặc dù các tổ chức tài chính và ngân hàng lớn mới là những ông lớn tác động mạnh mẽ vào thị trường trường forex, nhưng cũng nhờ có internet, đặc biệt, với sự ra đời của các sàn forex cùng phần mềm giao dịch MT4 sử dụng vô cùng dễ dàng đã đơn giản hóa quá trình giao dịch đã khiến cho trader nhỏ lẻ được tiếp cận với forex ngày càng nhiều hơn.

Chính vì thế, theo cuốn sách “The Market Wizards” của Jack D. Schwager, dù chỉ chiếm 3% tổng lưu lượng, nhưng số lượng trader đang “đóng họ” tham gia vào thị trường forex mỗi ngày lên tới 9.6 triệu, đồng nghĩa cứ 781 người sẽ có 1 người tham gia forex. Một con số vô cùng ấn tượng!

Mặc dù vậy nhưng các “ông lớn” ngân hàng lại mới là người quyết định tới thị trường forex, để hiểu kỹ hơn về vấn đề này bạn có thể tham khảo bài viết “Forex là gì” của chúng tôi như link bên dưới:

Forex là gì? 101 điều cơ bản cần biết về giao dịch forex

Tuy nhiên, số lượng này có thể sẽ tăng hơn rất nhiều, bởi giao dịch forex chủ yếu thông qua mạng internet. Chính vì thế, khi internet càng phát triển thì lượng trader cũng tăng dần theo cấp số nhân. Đặc biệt với sự phát triển của mạng lưới di động như bây giờ, trader không nhất thiết phải ngồi trước màn hình laptop 24/24 hoàn toàn có thể dịch chuyển, hay làm các việc khác mà vẫn hoàn toàn có thể giao dịch được thông qua điện thoại của họ.

Vì thế với số lượng 3.8 tỷ người sử dụng internet, ước tính cứ 396 người sẽ có 1 người trở thành trader!

Khu vực/Quốc gia Số lượng người dùng internet Số lượng trader Tỷ lệ người dùng internet trở thành trader
Hoa Kỳ 320 triệu người 1.5 triệu 213:1
Châu Âu 651 triệu người 1.5 triệu 434:1
Châu Phi 388 triệu người 1.3 triệu 298:1
Châu Á 1.9 tỷ người 3.2 triệu 594:1
Trung Đông 147 Triệu người 970 nghìn 152:1

Các quốc gia tham gia giao dịch forex lớn nhất hiện nay

Tất nhiên Hoa Kỳ và vương quốc Anh sẽ là các trung tâm tài chính lớn nhất trong giao dịch ngoại hối. Tuy nhiên, với sự phát triển vượt bậc từ những quốc gia mới phát triển nằm tại châu Á (tiêu biểu là Trung Quốc) hay Trung Đông cũng cho thấy cán cân đang có xu hướng dịch chuyển, thậm chí số lượng trader tại 2 khu vực này còn đang chiếm 1/3 tổng lượng trader toàn cầu, hãy tham khảo hình ảnh bên dưới:

Số lượng trader đang giao dịch ngoại hối. Nguồn: brokernotes

Sở dĩ Anh có thể trở thành quốc gia có khối lượng giao dịch lớn cùng trader tham gia nhiều nhất, vì thời gian gần đây khi có quá nhiều sàn môi giới mới mở khiến cho các cơ quan tài chính bắt buộc phải thay đổi quy định liên quan đến đòn bẩy, nhằm quản lý tốt hơn, đồng thời cũng hạn chế số lượng trader tham gia giao dịch forex. Tiêu biểu như tại ở Pháp và Hà Lan, không cho phép quảng cáo các sản phẩm có đòn bẩy còn Bỉ đã cấm hoàn toàn đòn bẩy. Cơ quan quản lý của Síp, CySEC, cũng đưa ra các biện pháp để kiểm soát chặt chẽ hơn.

Trong khi đó, tại Anh, Cơ quan Quản lý Tài chính (FCA) dù đã tham khảo ý kiến ​​về việc thắt chặt các biện pháp để kiểm soát đòn bẩy, nhưng vẫn thực tế FCA vẫn chưa thực thi bất kỳ thay đổi nào. Các nhà giao dịch ở Anh vẫn có thể tận dụng lợi thế thông qua giao dịch ký quỹ, nên số lượng trader tại Anh luôn cao nhất châu Âu, gấp đôi so với Đức.

Số lượng trader hoạt động theo từng theo khu vực:

Khu Vực Số lượng trader hoạt động trực tuyến
Châu Á 3.200.000
Bắc Mỹ 1.500.000
Châu Âu

 

 

1.500.000
Châu Phi 1.300.000
Trung Đông 970.000
Nam Mỹ

 

 

600.000
Trung Mỹ

 

 

335.000
Châu Đại Dương 190.000

Top 10 quốc gia có lượng trader nhiều nhất ở châu Âu

   

 

Quốc Gia

 

 

 

Số lượng Trader

 

 

 

1

 

 

Vương quốc Anh

 

280.000
 

 

2

 

 

Đức

150.000
 

 

3

 

 

Ý

150.000
 

 

4

 

 

Pháp

 

130.000
 

 

5

 

 

Romania

110.000
 

 

6

 

 

Tây Ban Nha

97.000
 

 

7

 

 

Hà Lan

65.000
 

 

8

 

 

Ba Lan

 

61.000
 

 

9

 

 

Đan Mạch

37.000
 

 

10

 

 

Nga

36.000

Dù là thị trường nghìn tỷ nhưng forex không hề “dễ xơi”, ước tính có 95% trader ngã ngựa!

Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi sẽ không đi vào bình luận vì sao hầu hết trader thua nhiều hơn thắng, thậm chí phải dừng cuộc chơi, mà chúng tôi sẽ chỉ đưa ra 1 số thống kê thú vị để bạn hiểu hơn về thị trường forex. Và hãy tự quyết định xem, có nên tham gia vào đây không, bạn nhé!

  • 80% các nhà giao dịch Full-time đã dừng giao dịch sau hai năm đầu tiên. Trong số này, gần 40% trader nghỉ trade sau 1 tháng. Trong vòng ba năm, sẽ chỉ còn 13% tiếp tục công việc giao dịch. Và sau 5 năm, số lượng này chỉ còn lại 7%.
  • Trung bình các nhà đầu tư cá nhân có tần suất giao liên tục nhưng không đạt hiệu quả cao chiếm khoảng 6,5% một năm.
  • Các nhà giao dịch Full-time với lịch sử giao dịch hiệu quả, sẽ tiếp tục kiếm được lợi nhuận cao trong tương lai, và số lượng này chỉ chiếm khoảng 1%.
  • Mặc dù chỉ chiếm 1.6% lợi nhuận nhưng các trader Full-time lại có tần suất giao dịch chiếm 12%.

Trên đây là các con số và lịch sử về sự phát triển của thị trường forex. Với thời gian trường tồn hàng nghìn năm, nhưng forex chỉ mới phát triển trong 2 thập kỷ gần đây. Dù vậy, với nhiều chất xúc tác chính là mạng lưới internet, càng ngày con người càng có xu hướng muốn làm việc online nhiều hơn. Điều này cho thấy forex thực sự phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

Lúc đó, nếu bạn có đọc bài này thì toàn bộ số liệu trên sẽ là lỗi thời. Nhưng không sao! Tôi mừng vì điều đó! Bởi chứng tỏ một điều forex sẽ trở thành một trong những hình thức đầu tư tài chính “hot” nhất. Tuy nhiên cái gì lợi nhuận càng lớn, rủi ro sẽ càng nhiều. Vì lẽ đó, trong rất nhiều bài viết, chúng tôi luôn nhấn mạnh với bạn rằng hãy học hỏi trang bị kiến thức để có thể tự đi trên đôi chân của chính bạn, mà không cần phải nhờ vả vào ai hết.

Nếu mới tìm hiểu về forex ngoài bài viết này, bạn nên đọc thêm các bài viết chúng tôi gợi ý bên dưới, hay tìm kiếm top sàn forex uy tín giao dịch, một trong những điều cực kỳ quan trọng để tránh “tiền mất tật mang”, hay “vơ bực vào người”. Đặc biệt, hãy tham gia vào lớp học forex cùng kienthucforexhoàn toàn miễn phí nên bạn chỉ cần click là học được thôi! Chúc các bạn thành công!

Kienthucforex tổng hợp

Bạn vừa đọc bài viết: Thị trường Forex là gì? Bí mật những con số về thị trường nghìn tỷ

Đừng quên ThíchChia sẻ bài viết này bạn nhé!

Hoc Forex Mien Phi

Các bài viết liên quan