Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao đồng đô la luôn mạnh cả khi nền kinh tế gặp nhiều khó khăn và lẫn khi nền kinh tế bùng nổ không? Nếu bạn đang thắc mắc thì một chiến lược gia kinh tế làm việc tại Morgan Stanley đã đưa ra lý thuyết giải thích hiện tượng này.
Stephen Jen, một cựu chiến lược gia về tiền tệ và kinh tế, đã đưa ra một lý thuyết và đặt tên là “Lý thuyết Dollar Smile” (Dollar cười). Lý thuyết của ông mô tả ba kịch bản chính của đồng đô la Mỹ gồm:
Kịch bản 1: USD tăng mạnh nhờ vào sự rủi ro
Phần đầu của nụ cười cho thấy đồng đô la Mỹ được hưởng lợi từ lo ngại rủi ro, khiến các nhà đầu tư chạy trốn vào nơi “trú ẩn an toàn” như đồng đô la (USD) và đồng yên (JPY) . Kể từ khi nhà đầu tư nghĩ rằng tình hình kinh tế toàn cầu không ổn định, thay vì trữ các loại tài sản mang tính rủi ro, họ chọn lựa mua đồng đô la Mỹ ít rủi ro hơn bất kể điều kiện của nền kinh tế Mỹ có như thế nào đi chăng nữa.
Kịch bản 2: Dollar suy yếu do kinh tế giảm
Theo lý thuyết Dollar Smile Phần dưới cùng của nụ cười phản ánh sự mờ nhạt của đồng bạc xanh cũng như nền kinh tế Mỹ phải vật lộn với sự yếu kém.
Khả năng cắt giảm lãi suất cũng khiến cho đồng đô la Mỹ bị giảm theo. Điều này dẫn đến thị trường tìm cách “hắt hủi” đồng đô la. Phương châm với USD lúc này chỉ là “Bán! Bán! Bán!”
Kịch bản 3: Dollar được đánh giá cao do tăng trưởng kinh tế
Cuối cùng, một nụ cười bắt đầu hình thành khi nền kinh tế Mỹ khả quan hơn, nhìn thấy ánh sáng nơi cuối con đường. Sự lạc quan tăng lên nhờ vào các dấu hiệu phục hồi kinh tế, nhà giao dịch bắt đầu ưu ái đồng đô la. Nói cách khác, đồng đô la Mỹ bắt đầu tăng giá khi nền kinh tế Hoa Kỳ đạt được tăng trưởng GDP mạnh mẽ hơn và kỳ vọng lãi suất tăng vọt.
Lý thuyết này đã được mang ra áp dụng khi cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra vào năm 2007 bắt đầu. Cũng chính là lúc đồng đô la mỹ tăng đỉnh điểm và đây chính là giai đoạn 1. Khi thị trường chạm đáy tháng 3 năm 2009, các nhà đầu tư bất ngờ quan tâm tới những đồng tiền có lãi suất cao hơn, làm cho đồng đô la trở thành “đồng tiền tồi tệ nhất năm”. Đây cũng là lúc hình thành giai đoạn 2.
Tuy nhiên, khi GDP thay đổi so với chỉ số của đồng Đô La Mỹ, liệu lý thuyết “Dollar Smile” vẫn còn đúng? Điều này không ai dám chắc, thời gian sẽ trả lời câu hỏi này. Nhưng dù gì đi chăng nữa , lý thuyết Dollar Smile cũng rất quan trọng để bạn xác định chu kỳ kinh tế. Bởi tất cả các nền kinh tế đều phải đi theo chu kỳ nhất định. Điều quan trọng là xác định nền kinh tế đang nằm ở giai đoạn nào của chu kỳ.
Bài viết được dịch bởi kienthucforex.com từ nguồn babypips.com
Comment của bạn