Trendline là gì? Cách dùng Trendline (Đường xu hướng)
Trend là gì?
Trend khi dịch ra là xu hướng, trong thị trường tài chính trend thể hiện cho xu hướng giá của thị trường như chứng khoán, tiền tệ, hàng hóa… Cách vẽ trend thường là nối các mức cao thấp lại với nhau. Hầu hết các nhà giao dịch đều có xu hướng giao dịch theo trend, trong khi một số ngược lại tìm các điểm đảo ngược xu hướng. Trend cũng có thể áp dụng cho lãi suất cho vay, lãi suất trái phiếu và các thị trường khác nơi chúng được đặc trưng bởi sự chuyển động về giá hoặc khối lượng.
Trend và ứng dụng trong phân tích kỹ thuật
Các nhà giao dịch theo trường phái phân tích kỹ thuật thường dựa trên trend (xu hướng) giá của thị trường, điều này làm cho trendline (đường xu hướng) rất hiệu quả trong thực tiễn. Các nhà giao dịch có thể xác định xu hướng thị trường bằng các áp dụng các phương phân tích kỹ thuật khác nhau bao gồm cả đường trendline và chỉ báo kỹ thuật. Ví dụ: đường trendline sẽ dễ dàng thể hiện rõ ràng xu hướng giá hiện và chỉ báo đo cường độ tương đối (RSI) có thể dùng để đo độ mạnh của xu hướng. Nhiều nhà giao dịch luôn tâm niệm rằng “Xu hướng là bạn” trừ những nhà giao dịch theo phong cách giao dịch đảo chiều.
Ứng dụng của trend cũng có thể áp dụng cho các nhà đầu theo trường phái phân tích cơ bản khi họ thường xuyên chú ý đến tính hình kinh tế vĩ mô, vi mô, tin tức, doanh thu, thu nhập và các số liệu khác. Ví dụ nhà phân tích cơ bản có thể tìm thấy trend (xu hướng) thu nhập trên mỗi cổ phiếu đang tăng hay giảm. Nếu thu nhập đã tăng trong 4 quý vừa qua, điều này thể hiện xu hướng tích cực, tuy nhiên nếu thu nhập giảm trong 4 quý vừa qua thì nó thể hiện xu hướng giảm.
Cách dùng Trendline
Cách phổ nhất để xác định xu hướng của thị trường đó là vẽ đường trendline bằng cách kết nối một loạt các mức cao hoặc thấp. Đường xu hướng (trendline) tạo ra các mức hỗ trợ, kháng cự quan trọng cho các biến động giá trong tương lai. Xu hướng giảm kết nối với một loạt các mức thấp và thấp hơn với nhau tạo ra ngưỡng cự quan trọng cho biến động giá. Với xu hướng tăng thì sẽ nối các mức cao và cao hơn với nhau và tạo ra ngưỡng hỗ trợ. Ngoài kháng cự và hỗ trợ từ các đường xu hướng hiện tại, chúng ta còn có xu hướng lớn của thị trường.
Ví dụ trên cho thấy xu hướng giá tăng cùng với chỉ báo đo cường độ tương đối (RSI) cho thấy xu hướng giá đang rất mạnh. khi xu hướng bắt đầu mất đi sức mạnh cùng với việc chỉ số RSI giảm, điều này dự đoán cho việc các nhà giao dịch bắt đầu thoát khỏi cổ phiếu này. Sự đổ vỡ của xu hướng tăng thể hiện sự thay đổi tiềm năng theo xu hướng dài hạn của thị trường. Các nhà giao dịch cổ phiếu lâu năm có thể bán cổ phiếu của họ và chờ đợi một điểm vào tốt hơn, trong khi một số nhà giao dịch khác có thể tìm các vị trí giá thấp và mua vào rồi giữ trong dài hạn khi họ cho là cổ phiếu đã chạm đáy.
Tổng hợp bởi Kienthucforex
Theo [Investopedia]